Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là gì? Xác định lượng tồn dư

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gây ra tác hại gì với môi trường và sức khỏe con người? Làm sao để đo lường, kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật? Cùng Yamaguchi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên thông qua bài viết hôm nay nhé!

1. Thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

1.1. Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi chung cho các sản phẩm hóa chất được dùng trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, có tác dụng giúp bảo vệ mùa màng, ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng có thể gây hại đến cây trồng, lâm sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Dựa trên các đối tượng gây hại đến cây trồng, chúng ta có thể phân chia ra các loại như:

  • Thuốc diệt trừ cỏ dại.
  • Thuốc trừ sâu, rệp, nhện côn trùng gây hại.
  • Thuốc trừ nấm, vi sinh vật, diệt trừ vi khuẩn có hại.
  • Thuốc điều hòa, kích thích sinh trưởng và phát triển ở cây trồng.

Các hợp chất bảo vệ thực vật chủ yếu thuộc 4 nhóm chính: Clo hữu cơ (organnochlorine), lân hữu cơ (organophosphorus), Carbamat và nhóm Pyrethroid.

Ngoài ta, còn có một số nhóm khác như: nhóm Asen (chất trừ sâu vô cơ), nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ nấm, vi khuẩn, virus, (thuốc trừ nấm, trừ vi khuẩn), nhóm hợp chất vô cơ (Đồng, thủy ngân).

du-luong-thuoc-bao-ve-thuc-vat
Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

1.2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là gì? Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (hay Pesticide Residue) là cụm từ dùng để chỉ các chất tồn dư trong thực phẩm. Lượng chất tồn dư này đến từ nhiều nguồn khác nhau như từ môi trường, đặc biệt là từ việc sử dụng hóa chất của con người. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn bao gồm các dẫn xuất của thuốc bảo vệ thực vật.

Căn cứ theo thông tư 50/2016/TT-BYT về giới hạn tối đa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật viết tắt là MRL (Maximum Residue Level), đơn vị là mg/Kg thực phẩm.

Nếu như mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép MRL trong thực phẩm vượt ngưỡng có thể gây nguy hiểm cho con người như: nhức đầu, ngộ độc, nôn mửa, rối loạn thần kinh trung ương,… thậm chí có thể gây liệt hoặc tử vong.

du-luong-thuoc-bao-ve-thuc-vat
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

2. Chuẩn mực về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Thông tư 50/2016/TT-BYT ban hành dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật như: 2-Phenylphenol, Abamectin, Acephate,… trong thực phẩm, theo đó:

  • Dư lượng tối đa 2-Phenylphenol trong quả lê là 20 mg/kg và trong quả có múi thuộc họ cam quýt là 10 mg/kg.
  • Dư lượng tối đa Abamectin trong cà chua, lê, dâu tây là 0,02 mg/kg.
  • Tồn dư tối đa Abamectin trong dưa chuột là 0,01 mg/kg,
  • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa Acephate trong gạo và cà chua là 1 mg/kg.
du-luong-thuoc-bao-ve-thuc-vat
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách

3. Tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Hiện nay, các biện pháp hóa học vẫn giữ vai trò quan trọng trong phòng ngừa dịch hại và bảo vệ cây trồng nhờ những lợi ích nhanh chóng và hiệu quả của chúng. Sử dụng đúng thuốc sẽ không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, ổn định năng suất cây trồng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc dùng sai cách, không đúng liều lượng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ lụy lâu dài khác.

3.1. Tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường

  • Làm mất đi sự cân bằng và ổn định của hệ sinh thái tự nhiên, giết chết nhiều các loài có lợi như: Côn trùng bắt mồi, ong ký sinh,… loài nhạy cảm với thuốc hơn loài gây hại.
  • Gây ô nhiễm đất và nguồn nước do dư lượng ngấm vào đất, mạch nước ngầm hoặc chảy ra kênh rạch. Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài động vật và sinh vật sống dưới đất, nước.
  • Hình thành nên các dịch bệnh hại, do sau một thời gian dùng thuốc bảo vệ thực vật thì những loài có hại chính sẽ dần suy yếu đi và các loài vật phá hủy ở mức nhẹ lại có xu hướng phát triển mạnh, hình thành dịch bệnh mới nguy hiểm, gây thiệt hại nặng cho người nông dân.
  • Gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, bởi chi phí sản phẩm cao hơn so với các vườn không sử dụng thuốc nhưng đôi khi không đem lại hiệu quả cao do trong sản phẩm chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên không được thị trường chào đón. Phát sinh thêm chi phí khắc phục vấn đề ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước.
du-luong-thuoc-bao-ve-thuc-vat
Tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường

3.2. Tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với sức khỏe con người

Khi chủ quan, không trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp chất bảo vệ thực vật với da, mắt, miệng hoặc hít trực tiếp có thể gây tình trạng ngộ độc vô cùng nguy hiểm và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nếu tiếp xúc thời gian dài với hóa chất có thể dẫn đến các tổn thương ở một số cơ quan nội tạng hoặc bộ phận trên cơ thể như: da, tim, gan, dạ dày, mắt,…

Ngoài ra, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn gây nên các tình trạng suy yếu bạch cầu, tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn có hại xâm nhập, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.

Lượng tồn dư chất bảo vệ thực vật tồn đọng trong nông sản và trong môi trường sẽ tồn tại trong chuỗi thức ăn hằng ngày, gây hại đến sức khỏe của con người.

Gây các tác động ngay lập tức hoặc tiềm ẩn tích lũy trong cơ thể con người, có thể gây ra 1 số vấn đề nghiêm trọng như vô sinh, dị tật bẩm sinh hay ung thư,…

du-luong-thuoc-bao-ve-thuc-vat
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng tới sức khỏe con người

4. Phương pháp đo lường dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Hiện nay, dư lượng thuốc trừ sâu/thuốc bảo vệ thực vật có chứa trong thực phẩm rất lớn. Vì vậy trước khi sử dụng nên test dư lượng thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân cũng như người thân trong gia đình.

Tại Việt Nam đã lựa chọn phương pháp GC-MS hoặc LC-MS để kiểm nghiệm dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm. Việc này phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các mẫu rau, quả, gạo, đồ uống không có cồn,… tuy nhiên phương pháp này cần được xử lý ở các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm đạt chuẩn với các thiết bị chuyên môn.

Độ an toàn của thực phẩm ăn uống hàng ngày là vấn đề luôn được chú ý vì vậy phương pháp hiệu quả nhất và giúp tiết kiệm chi phí là VPR10. Đây được xem là phương pháp thịnh hành nhất trong việc bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng trong việc sử dụng thực phẩm.

5. Kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu có trong rau quả VPR10

Bộ test nhanh dư lượng thuốc trừ sâu có trong rau quả VPR10 rất an toàn và dễ sử dụng, phù hợp cho các nhu cầu xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong rau củ quả từ đầu vào của siêu thị, nhà ăn, nhà hàng, bếp ăn công nghiệp, bệnh viện, các cơ sở kinh doanh phân phối rau, củ quả.

Bộ test VPR 10 của Viện khoa học và công nghệ – Bộ công an sản xuất, có thể kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật lân hữu cơ và carbamate trong các đối tượng như: Các loại rau đậu, cải, muống, cần, tỏi, rau ngót, rau riếp,… và quả: Đậu, dưa chuột, đỗ, cà chua, táo, lê,…

du-luong-thuoc-bao-ve-thuc-vat
Kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu có trong rau quả VPR10

Hiện nay, để mua kit kiểm tra nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong rau, củ, quả không quá khó khăn, nhưng để lựa chọn địa chỉ uy tín, sản phẩm chất lượng thì không hề dễ dàng. Vì vậy cần cẩn thận khi lựa chọn cho gia đình mình test/ kit kiểm tra nhanh dư lượng thuốc chất lượng tốt. Tại Yamaguchi chúng tôi luôn đặt chất lượng lên hàng đầu và cam kết tối đa lợi ích, mang lại hiệu quả cao cho khách hàng.

Yamaguchi hiện đang cung cấp các bộ kiểm phục vụ cho công tác nghiên cứu, phân tích thí nghiệm, đặc biệt là các bộ kit kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ, quả.

Đến với Yamaguchi – Nhà cung cấp kit test nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật uy tín, chất lượng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn sử dụng và báo giá cụ thể.

5 / 5 (5Bình chọn)

Bài viết liên quan

Chứng nhận Gluten Free, kiểm soát nhãn dán không chứa Gluten
Chứng nhận Gluten Free, kiểm soát nhãn dán không chứa Gluten
Chứng nhận Gluten-free đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thực phẩm không chứa gluten. Trên thực tế, có nhiều người nhạy cảm hoặc không dung nạp được loại protein này. Việc tiêu thụ thực phẩm có chứa hàm lượng gluten lớn hơn mức khuyến cáo của các tổ chức quốc tế sẽ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu chi tiết về chứng nhận Gluten-free và phương pháp kiểm soát nội bộ tại các nhà máy.
Kit ELISA kiểm tra chất dị ứng trứng: Những điều cần biết
Kit ELISA kiểm tra chất dị ứng trứng: Những điều cần biết
Kit ELISA kiểm tra chất dị ứng trứng là một loại test kit đáng tin cậy để xác định sự có mặt của kháng thể IgE đối với protein trong trứng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu về chất gây dị ứng trong thực phẩm, cơ sở khoa học của phương pháp ELISA trong ngành thực phẩm và hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện phương pháp này để kiểm tra chất gây dị ứng trứng để hiểu rõ hơn về phương pháp này cũng như đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Định lượng protein dị ứng trong thực phẩm với xét nghiệm ELISA
Định lượng protein dị ứng trong thực phẩm với xét nghiệm ELISA
Định lượng protein dị ứng là công việc quan quan trọng để kiểm soát các chất gây dị ứng trong thực phẩm. Chất gây dị ứng có thể bị nhiễm từ bất cứ giai đoạn nào của chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất ban đầu đến vận chuyển, bảo quản và chế biến thực phẩm. Vì vậy các nhà cung cấp, sản xuất thực phẩm cần đến các phương pháp để kiểm soát vấn đề này, đó là định lượng protein dị ứng .

Sản phẩm liên quan