1. Dầu thủy lực là gì?
Dầu thủy lực là một loại dầu nhớt chuyên dụng cho hệ thống thủy lực của các loại máy móc, thiết bị. Được sản xuất từ dầu gốc kết hợp với hệ phụ gia, dầu thủy lực sở hữu khả năng bôi trơn, giảm ma sát, chống gỉ và làm kín hệ thống hiệu quả. Hơn thế nữa, chúng còn có khả năng truyền tải áp lực và truyền chuyển động bên trong hệ thống thủy lực.
2. Thành phần cấu tạo và vai trò của dầu thủy lực
2.1 Thành phần cấu tạo của dầu thủy lực
Như đã trình bày ở trên, dầu thủy lực có cấu tạo từ dầu gốc và hệ phụ gia đặc biệt. Với mỗi loại dầu khác nhau sẽ sở hữu các thành phần phụ gia khác nhau để tạo nên các đặc tính kỹ thuật riêng biệt, phục vụ cho các điều kiện làm việc khác nhau. Nhưng tựu chung lại, dầu thủy lực bao gồm các thành phần chính sau đây:
- Dầu gốc: Có thể là dầu khoáng, dầu sinh học hoặc dầu tổng hợp.
- Chất chống mài mòn: Đây là một thành phần rất quan trọng, chúng giữ vai trò bôi trơn, chống mài mòn và bảo vệ các bộ phận bên trong hệ thống thủy lực. Nhờ đó, việc vận hành hệ thống trở nên ổn định và góp phần kéo dài tuổi thọ hệ thống.
- Chất chống gỉ: Chất chống gỉ có nhiệm vụ ngăn chặn quá trình gỉ sét xảy ra tại bề mặt các chi tiết trong quá trình hệ thống thủy lực vận hành.
- Chất chống oxy hóa, chất chống tạo bọt: Các loại chất này có thể được thêm vào để giúp dầu trở nên bền hơn với thời gian, hạn chế tối đa tình trạng dầu biến chất và cặn lắng dầu.
- Chất chống đông: Thành phần này thường được thêm vào các loại dầu thủy lực sử dụng cho các loại máy móc, phương tiện làm việc ở môi trường nhiệt độ thấp, đảm bảo dầu luôn được giữ ở trạng thái lỏng.
2.2 Vai trò của dầu thủy lực là gì đối với hệ thống thủy lực?
Nhờ thành phần cấu tạo ưu việt, dầu thủy lực khẳng định vai trò không thể thiếu của mình đối với hệ thống thủy lực. Một số vai trò tiêu biểu có thể kể đến như:
- Truyền động thủy lực: Khác với các loại dầu nhớt thông thường, dầu thủy lực có vai trò truyền động từ bơm đến các xi lanh, piston, van và các bộ phận khác trong hệ thống thủy lực, giúp máy móc, phương tiện thực hiện các nhiệm vụ như nâng, kéo, đẩy hoặc xoay,…
- Bôi trơn hệ thống: Cung cấp chức năng bôi trơn cho các bộ phận trong hệ thống thủy lực, giúp giảm ma sát và hao mòn, kéo dài tuổi thọ của các bộ phận và tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống.
- Làm kín hệ thống: Tương tự với các loại dầu nhớt khác, dầu thủy lực có độ nhớt cao. Các tinh thể dầu có thể len lỏi vào các kẽ hở vô cùng nhỏ. Nhờ đó, chúng có khả năng làm kín hệ thống một cách hiệu quả.
- Chống mài mòn, gỉ sét: Được bổ sung thành phần chống oxi hóa, tạo lớp màng ngăn cách oxi tiếp xúc với các chi tiết máy. Nhờ đó, ngăn chặn được quá trình oxi hóa và mài mòn chi tiết máy.
- Làm mát hệ thống: Dầu thủy lực còn có vai trò hấp thụ và tản nhiệt nhờ sự hỗ trợ của hệ thống làm mát, giúp làm mát và duy trì nhiệt độ ổn định, ngăn ngừa tình trạng quá nhiệt.
- Làm sạch hệ thống: Bên cạnh khả năng bôi trơn hay truyền động, làm mát, dầu thủy lực còn giữ vai trò làm sạch hệ thống thông qua việc cuốn cặn bẩn, muội than,… theo dòng chảy thủy lực.
3. Phân loại dầu thủy lực
Dựa theo thành phần cấu tạo, có thể phân chia dầu thủy lực thành 3 loại: Dầu thủy lực gốc khoáng, dầu thủy lực phân hủy sinh học và dầu thủy lực chống cháy. Trong đó, dầu thủy lực gốc khoáng rất phổ biến, chiếm khoảng 80% thị phần. Đặc điểm cụ thể của từng loại như sau:
3.1 Dầu thủy lực gốc khoáng
Dầu thủy lực gốc khoáng được sản xuất từ dầu mỏ thô trải qua quá trình chưng cất và loại bỏ tạp chất, kết hợp với hệ phụ gia theo công thức riêng của từng hãng. Chúng có độ nhớt tương đối cao và khả năng chống mài mòn, chống oxi hóa tốt. Điều này giúp bảo vệ các chi tiết máy khỏi sự hao mòn, cũng như đảm bảo tuổi thọ cho hệ thống.
Một số ưu điểm của dầu thủy lực gốc khoáng có thể kể đến như:
- Giá thành thấp: Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến dầu thủy lực gốc khoáng được ưu tiên lựa chọn và chiếm tới 80% thị phần. So với các loại dầu khác thì loại dầu này có giá thành tương đối rẻ và là sự lựa chọn phổ biến nhất cho các ứng dụng công nghiệp.
- Dễ dàng sử dụng và bảo quản: Dầu gốc khoáng có tính ổn định cao, ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Nhờ đó, việc bảo quản chúng trở nên dễ dàng và ít tốn kém chi phí.
- Tiết kiệm năng lượng: Sở hữu độ nhớt cao, dầu gốc khoáng mang đến hiệu quả bôi trơn, chống mài mòn và kéo dài tuổi thọ chi tiết máy một cách đáng kể, giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình vận hành.
- Duy trì nhiệt độ phù hợp: Khả năng làm mát tốt giúp duy trì nhiệt độ hệ thống ở mức phù hợp, tránh nguy cơ quá nhiệt gây ra nhũng thiệt hại không đáng có.
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng khi sử dụng dầu thủy lực gốc khoáng cũng cần đặc biệt lưu ý rằng chúng không phù hợp với một số ứng dụng đặc biệt, chẳng hạn như trong môi trường làm việc với nhiệt độ quá cao.
3.2 Dầu thủy lực phân hủy sinh học
Dầu thủy lực phân hủy sinh học được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tái tạo và gói phụ gia tiên tiến nhất, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động của hệ thống cũng như khả năng chống oxi hóa tốt, bảo vệ chi tiết máy trước mối nguy hao mòn theo thời gian sử dụng.. Chính vì vậy, chúng có giá thành cao hơn đáng kể so với dầu thủy lực gốc khoáng.
3.3 Dầu thủy lực chống cháy
Dầu thủy lực chống cháy có thành phần cấu tạo tương tự như dầu thủy lực gốc khoáng, tuy nhiên chúng được bổ sung thêm chất chống cháy. Chính vì vậy, chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng đặc biệt yêu cầu tính an toàn cao, chẳng hạn như máy móc và thiết bị trong ngành công nghiệp dầu khí, luyện kim, cứu hỏa,… Dầu thủy lực chống cháy có 2 loại: Pha nước và không pha nước. Tùy vào khuyến cáo của nhà sản xuất hệ thống thủy lực mà bạn lựa chọn loại dầu chống cháy phù hợp.
Sự khác biệt giữa hai loại dầu thủy lực chống cháy này được thể hiện trong cách sản xuất và sử dụng chúng. Loại dầu chống cháy pha nước thường được ứng dụng trong các hệ thống thủy lực đòi hỏi tính an toàn cao, yêu cầu khả năng chống cháy và phân tán nhiệt tốt. Trong khi đó, dầu chống cháy không pha nước thường được sử dụng cho các hệ thống đòi hỏi khả năng chống cháy cao hơn và phản ứng nhanh với nhiệt độ cao.
4. Dầu thủy lực 68, dầu thủy lực 46, dầu thủy lực 32 là gì?
Bên cạnh cách phân loại dầu thủy lực theo thành phần và công dụng, chúng ta còn có thể phân loại chúng theo tiêu chí độ nhớt. Theo tổ chức Tiêu chuẩn thế giới về dầu thủy lực ISO VG-ISO GRADE, chỉ số ISO VG càng cao thì độ nhớt của dầu càng lớn. Tại Việt Nam, dầu thủy lực với độ nhớt 32, 46 và 68 được sử dụng phổ biến.
- Dầu thủy lực 32: Loại dầu này có chỉ số ISO VG 32, được ứng dụng cho các loại máy móc, thiết bị có công suất nhỏ nhưng yêu cầu vận tốc nhanh hoặc trong môi trường có nhiệt độ thấp như các loại máy công trình, máy thuỷ lực với công suất nhỏ.
- Dầu thủy lực 46: Loại dầu này có độ nhớt trung bình, được sử dụng cho hệ thống thủy lực có tải trọng trung bình hoặc trong môi trường làm việc có nhiệt độ trung bình.
- Dầu thủy lực 68: Với chỉ số ISO VG 68, loại dầu này có độ nhớt cao, có thể sử dụng cho các hệ thống thủy lực có tải trọng lớn hoặc môi trường làm việc có nhiệt độ cao hơn như các loại máy móc, thiết bị trong ngành xây dựng, bốc dỡ hàng hoá container.
5. Tiêu chí chọn mua dầu thủy lực chất lượng
Để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống thủy lực, việc lựa chọn loại dầu phù hợp là vô cùng quan trọng. Một số tiêu chí cần đặc biệt lưu tâm khi lựa chọn dầu thủy lực có thể kể đến như:
Độ sạch của dầu: Dầu nhớt thủy lực được sản xuất thông qua quá trình pha trộn giữa dầu gốc và một số loại phụ gia. Chính vì vậy, dầu gốc và phụ gia phải đảm bảo chất lượng tốt thì dầu thành phẩm mới sạch. Độ sạch càng cao thì hiệu suất hoạt động của hệ thống thủy lực và độ an toàn của máy càng cao. Ngược lại, dầu kém chất lượng có thể gây ra nhiều sự cố, hư hỏng cho máy móc, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị và gây ra tốn kém lớn cho việc sửa chữa, thay thế.
Phụ gia có trong dầu: Tùy vào yêu cầu của hệ thống thủy lực và các ứng dụng cụ thể mà bạn có thể lựa chọn loại dầu thủy lực có chứa các thành phần phụ gia thích hợp. Chẳng hạn như: phụ gia tăng chỉ số độ nhớt, phụ gia chống mài mòn AW sử dụng cho các hệ thống vận hành với công suất thông thường, phụ gia chịu cực áp dùng cho hệ thống thủy lực hoạt động với áp suất cao,… Đối với các loại máy móc làm việc ở nhiệt độ thấp (ví dụ: kho lạnh hoặc các quốc gia có khí hậu lạnh giá), việc chọn mua loại dầu thủy lực có chứa chất chống đông là điều rất quan trọng.
Hãng sản xuất: Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng sản xuất sản phẩm dầu thủy lực chống cháy. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, mỗi hãng sản xuất sẽ có các công thức pha trộn phu gia và quy trình sản xuất khác nhau, chính vì vậy thành phẩm cũng có sự khác biệt rõ rệt. Bạn nên cân nhắc lựa chọn thương hiệu uy tín, kết hợp với việc đối chiếu tiêu chí ưu tiên trong nhu cầu sử dụng và thành phần dầu để chọn mua sản phẩm phù hợp. Với khí hậu và điều kiện làm việc tại hầu hết các nhà xưởng, công trường tại Việt Nam, dầu thủy lực ENEOS (Nhật Bản) và Master (Mỹ) được đánh giá là rất phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
6. Mua dầu thủy lực ở đâu uy tín, giá tốt?
Mua dầu thủy lực ở đâu để đảm bảo uy tín, chất lượng tốt với giá thành phải chăng? Đây là nỗi băn khoăn của nhiều khách hàng bởi trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, sản phẩm nhái nhãn hiệu nổi tiếng. Nếu không may mắn, mua và sử dụng các sản phẩm như vậy sẽ dẫn đến hậu quả xấu, gây thiệt hại lớn về tài sản. Chính vì vậy, việc lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín là vô cùng quan trọng.
Yamaguchi là đại diện chính hãng của 2 hãng sản xuất dầu nổi tiếng thế giới ENEOS (Nhật Bản) và Master (Mỹ), chuyên cung cấp các sản phẩm dầu nhớt thương hiệu ENEOS, Master nói chung và dầu thủy lực nói riêng. Yamaguchi cam kết mọi sản phẩm đến tay khách hàng đều chính hãng, đảm bảo chất lượng tốt nhất với giá thành phải chăng nhất. Nếu có nhu cầu chọn mua dầu thủy lực, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới hotline của Yamaguchi để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất!