1. Dị ứng lúa mì là gì?
Dị ứng lúa mì là phản ứng miễn dịch của cơ thể khi tiếp xúc với protein có trong lúa mì. Các protein gây dị ứng phổ biến nhất bao gồm:
- Albumin: Protein tan trong nước, được tìm thấy trong hạt lúa mì.
- Globulin: Protein có tính hòa tan trong dung dịch mặn.
- Gliadin: Protein có trong gluten, đóng vai trò quan trọng trong phân tử gluten.
- Glutenin: Protein chính của gluten, gây kết dính trong bột lúa mì.
Phản ứng dị ứng xảy ra khi cơ thể coi protein là tác nhân gây hại và phát sinh kháng thể để tấn công. Kết quả có thể gây nên nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến sốc phản vệ.
2. Triệu chứng của dị ứng lúa mì

Triệu chứng dị ứng lúa mì có thể xuất hiện nhanh chóng sau khi tiếp xúc với thực phẩm chứa lúa mì hoặc bốt lúa mì. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Phát ban, ngứa ngáy hoặc sẩn ngứa.
- Nghịt mũi, hát hơi hoặc khó thở.
- Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
- Phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ (anaphylaxis) dẫn đến hạ huyết áp, mất ý thức hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Những triệu chứng này đòi hỏi người bị dị ứng phải được chăm sóc y tế kịp thời và tách biệt hoàn toàn khỏi nguồn protein lúa mì.
3. Nguồn rủi ro trong sản xuất và phòng thí nghiệm: Nhiễm Chéo Gluten
Nhiễm chéo là một thách thức lớn trong quá trình sản xuất và nghiên cứu các sản phẩm liên quan đến lúa mì. Bột lúa mì, với đặc tính tạo bụi, có thể lan truyền dễ dàng trong môi trường làm việc, gây nguy cơ nhiễm bẩn không chỉ trên thực phẩm mà còn trên các bề mặt, dụng cụ, khăn và quần áo. Điều này khiến việc duy trì môi trường sạch sẽ để tránh nhiễm gluten trở nên cực kỳ khó khăn.
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, bụi bột lúa mì thường xuyên xuất hiện khi xay, trộn hoặc chế biến nguyên liệu. Những hạt bụi nhỏ này có thể dễ dàng bám vào các sản phẩm không chứa gluten, khiến sản phẩm cuối cùng không an toàn cho người bị dị ứng hoặc không dung nạp gluten. Đây là lý do tại sao các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm ngặt việc vệ sinh dây chuyền sản xuất và tách biệt các khu vực xử lý sản phẩm có chứa gluten.

Trong phòng thí nghiệm, đặc biệt khi xử lý mẫu liên quan đến lúa mì, nguy cơ nhiễm chéo cũng rất cao. Việc chuẩn bị mẫu có thể phát sinh bụi bột lúa mì, làm nhiễm bẩn các bề mặt hoặc thiết bị. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến độ chính xác của phân tích mà còn có thể dẫn đến kết quả dương tính giả. Thêm vào đó, bột lúa mì thường phân bố không đều, gây khó khăn trong việc đảm bảo tính đại diện của mẫu phân tích.
Những người mắc bệnh celiac hoặc dị ứng lúa mì có thể bị phản ứng nghiêm trọng ngay cả với một lượng nhỏ gluten. Do đó, các biện pháp phòng ngừa đặc biệt, vượt xa yêu cầu vệ sinh thông thường là cần thiết để bảo vệ họ. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng mà còn giúp ngành công nghiệp thực phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý và duy trì uy tín với khách hàng.
4. Giải pháp kiểm tra Protein dị ứng lúa mì hiện đại
4.1. Kit ELISA kiểm tra protein dị ứng lúa mì (Gluten analysis/Wheat protein)
Bộ kit kiểm tra protein dị ứng gluten như ELISA đang được sử dụng phổ biến trong ngành thực phẩm. Những đặc điểm nổi bật bao gồm:
- Thời gian nhanh chóng: Chỉ cần 10 phút để nhận kết quả.
- Dễ sử dụng: Thích hợp cả với người không có kinh nghiệm chuyên môn.
- Khả năng đa dạng: Sử dụng được trên mẫu quét bề mặt, nước rửa hoặc mẫu thực phẩm.
- Kết quả chính xác: Giúp phát hiện ngay cả những dấu vết protein nhỏ nhất.
Kit ELISA kiểm tra protein dị ứng lúa mì, kiểm tra dị ứng gluten analysis được sản xuất bởi Morinaga, một tên tuổi uy tín trong ngành kiểm tra chất lượng. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản và được tin dùng rộng rãi tại châu Âu, Úc, và Mỹ.
.jpg)
4.2. Hướng dẫn sử dụng
Bước 1: Chuẩn bị mẫu thực phẩm
- Nghiền mẫu thực phẩm.
- Cân lấy 1g mẫu và thêm vào 19ml dung dịch đệm chiết. Ủ hỗn hợp trong vòng 10 phút tại 100°C hoặc lắc qua đêm (nếu không ủ nhiệt).
- Ly tâm và thu lấy phần dung dịch mẫu chiết.
- Pha loãng dung dịch mẫu chiết.
Bước 2: Quy trình kiểm tra
- Cho kháng thể chính và dung dịch mẫu chiết vào. Ủ 1h, sau đó rửa 6 lần.
- Thêm vào cả kháng thể liên kết enzyme. Ủ 30 phút, sau đó rửa 6 lần.
- Thêm cơ chất của enzyme. Ủ 20 phút trong tối.
- Đọc tín hiệu.
5. Địa chỉ mua kit test dị ứng lúa mì uy tín, chất lượng
Dị ứng lúa mì là một vấn đề nghiêm trọng cần được chú trọng, đặc biệt trong ngành công nghiệp thực phẩm. Việc kiểm tra và quản lý yếu tố gây dị ứng giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bộ kit kiểm tra nhanh của Morinaga, như ELISA dành cho lúa mì, được nhiều doanh nghiệp tin dùng nhờ chất lượng vượt trội, độ chính xác cao, thao tác đơn giản và thời gian trả kết quả nhanh. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm kiểm tra nhanh cho ngành thực phẩm, Morinaga đã xây dựng được uy tín vững chắc trên thị trường quốc tế và được đông đảo khách hàng tin tưởng.
Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Yamaguchi là nhà phân phối chính thức của Morinaga. Công ty cam kết mang đến các bộ kit kiểm tra chất gây dị ứng thực phẩm chất lượng cao với mức giá hợp lý, kèm theo dịch vụ tư vấn và hỗ trợ khách hàng tận tình. Qua nhiều năm hoạt động, Yamaguchi đã xây dựng được lòng tin bền vững từ khách hàng. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn về bộ kit kiểm tra dị ứng lúa mì, sản phẩm kiểm tra dị ứng protein wheat protein, hoặc các dòng sản phẩm test nhanh khác, vui lòng liên hệ hotline của Yamaguchi để nhận được hỗ trợ chi tiết và tận tâm.