Chứng nhận Gluten Free, kiểm soát nhãn dán không chứa Gluten

Chứng nhận Gluten-free đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thực phẩm không chứa gluten. Trên thực tế, có nhiều người nhạy cảm hoặc không dung nạp được loại protein này. Việc tiêu thụ thực phẩm có chứa hàm lượng gluten lớn hơn mức khuyến cáo của các tổ chức quốc tế sẽ mang đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu chi tiết về chứng nhận Gluten-free và phương pháp kiểm soát nội bộ tại các nhà máy.

1. Bệnh Celiac – Không dung nạp và nhạy cảm với gluten

Trước khi tìm hiểu về chứng nhận Gluten Free (GFCO), hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu một số thông tin cơ bản về bênh lý không dung nạp Gluten.

Gluten là một loại protein được tìm thấy chủ yếu trong lúa mì, lúa mạch, và lúa mạch đen. Nó có vai trò quan trọng trong việc làm cho bột mì có độ đàn hồi, dai, và dính, đặc biệt trong sản xuất bánh mì và các loại bánh khác.

Gluten-free

Đối với hầu hết mọi người, gluten dễ tiêu hóa và không ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Nhưng đối với nhiều người không dung nạp được bất kỳ loại gluten nào, việc ăn thức ăn có chứa gluten có thể sẽ gây đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, kém hấp thụ và thậm chí có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, chế độ ăn không chứa gluten là rất cần thiết đối với họ.

Không dung nạp gluten nghiêm trọng nhất là bệnh Celiac. Trên thực tế, Tổ chức Quốc gia Hoa Kỳ về Nhận thức về Celiac ước tính rằng có tới 18 triệu người Mỹ có thể mắc một số dạng nhạy cảm với gluten.

Để tránh tiêu thụ phải những thực phẩn có chứa gluten, người tiêu dùng cần cẩn thận trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo chỉ sử dụng sản phẩm được bên thứ ba đánh giá và chứng nhận. Chứng nhận không chứa gluten hay FREE GLUTEN đảm bảo với người tiêu dùng rằng sản phẩm không chứa gluten vượt quá giới hạn cho phép của FDA là < 20 phần triệu (ppm) và sản phẩm được sản xuất tại cơ sở ngăn ngừa nhiễm chéo.

celiac
Nhung mao ruột non của người mắc  bệnh Celiac bị tổn thương làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng

2. Kiểm soát nhãn dán không chứa Gluten

Nhằm phân biệt sản phẩm không chứa gluten với phần còn lại trên thị trường, vấn đề kiểm soát gluten và ghi nhãn “Gluten-free” là rất quan trọng. Ngày 02/08/2013, FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) ban hành quy tắc xác định “không chứa gluten” cho việc ghi nhãn thực phẩm ngũ cốc. Đến ngày 12/8/2020, FDA tiếp tục ban hành quy tắc cuối cùng về việc ghi nhãn không chứa gluten đối với thực phẩm lên men hoặc thủy phân (sữa chua, dưa bắp cải, dưa chua, pho mát, ô liu xanh, rượu và bia).

Tương tự, tại Châu Âu, các quy định về ghi nhãn "Gluten-free" được đưa vào luật từ khá sớm, cụ thể là Quy định của Ủy ban EC số 41/2009.  Sau đó, quy định Thực thi của Ủy ban (EU) số 828/2014 đưa ra các yêu cầu hài hòa đối với việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về việc không có hoặc giảm sự hiện diện của gluten trong thực phẩm. Luật này đưa ra các điều kiện mà theo đó thực phẩm có thể được dán nhãn là “không chứa gluten” hoặc “rất ít gluten”.

3. Chương trình chứng nhận Gluten-Free

Tiêu chuẩn quốc tế về chương trình chứng nhận Gluten-Free (GFCP) được ban hành lần đầu năm 2009. Đến nay, đã có 3 phiên bản được ban hành và áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Tiêu chuẩn này cung cấp một bộ khung các yêu cầu về quản lý kiểm soát kiểm soát gluten trong các sản phẩm không chứa gluten từ giai đoạn sản xuất, chế biến đến đóng gói các sản phẩm:

  • Thực phẩm chế biến, bao gồm thương hiệu riêng và thương hiệu của khách hàng
  • Các thành phần nguyên liệu được các công ty dịch vụ thực phẩm, các công ty cung cấp thực phẩm và/hoặc nhà máy sản xuất thực phẩm sử dụng
  • Thức ăn cho thú cưng
  • Mỹ phẩm
  • Sản phẩm cho sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên
  • Dược phẩm

Khi tham gia chương trình chứng nhận không chứa Gluten, các doanh nghiệp có cơ hội khai thác tiềm năng của thị trường tiêu dùng dành cho các sản phẩm gluten-free thông qua việc cam kết cung cấp tới người tiêu dùng các sản phẩm an toàn, tốt cho sức khỏe.

chung-nhan-gluten-free

4. Phương pháp kiểm soát Gluten tại nhà máy

Để kiểm soát nội bộ, các nhà máy thường sử dụng que test nhanh Gluten trong thực phẩm trước khi gửi mẫu đi các trung tâm phân tích kiểm nghiệm để giảm thiểu chi phí. Trong đó, các kit kiểm tra nhanh Gluten có trong bột mỳ mang thương hiệu Morigana được sử dụng phổ biến:

4.1. Kit kiểm tra nhanh protein dị ứng bôt mỳ (Gluten) - Rapid test ProII

Bộ test nhanh phát hiện protein dị ứng bôt mỳ trong thực phẩm (test định tính) dựa trên nguyên tắc miễn dịch theo dòng (lateral flow) với độ nhạy cao. Sản phẩm có thể kiểm tra trên mẫu thực phẩm chưa qua chế biến và đã qua chế biến, mẫu quét trên bề mặt và nước rửa dây chuyển sản xuất. Sở hữu loại dung dịch đệm chiết đặc biệt, test kit giúp giảm thiểu tối đa rủi ro âm tính giả.

rapid-test-proii

Thông tin chi tiết về sản phẩm: https://yamaguchi.vn/kit-kiem-tra-nhanh-protein-di-ung-bot-my

4.2. Kit kiểm tra nhanh protein bột mỳ (Gluten)- Rapid test Easy

Kit kiểm tra định tính phát hiện gluten có trong bột mỳ dựa trên nguyên tắc miễn dịch theo dòng. Rapid test Easy thực hiện kiểm tra trên mẫu quét bề mặt và mẫu nước rửa dây chuyền sản xuất, không phù hợp cho việc test nguyên vật liệu. Loại test kit này sở hữu quy trình rất đơn giản với thao tác chỉ 1 bước để nhận được kết quả.

rapid-test-easy

Thông tin chi tiết về sản phẩm: https://yamaguchi.vn/kit-kiem-tra-nhanh-protein-bot-my

Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về chứng nhận Gluten-free hoặc tham khảo sản phẩm test kit protein dị ứng gluten có trong bột mỳ, vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhiệt tình!

5 / 5 (4Bình chọn)

Bài viết liên quan

Kit ELISA kiểm tra chất dị ứng trứng: Những điều cần biết
Kit ELISA kiểm tra chất dị ứng trứng: Những điều cần biết
Kit ELISA kiểm tra chất dị ứng trứng là một loại test kit đáng tin cậy để xác định sự có mặt của kháng thể IgE đối với protein trong trứng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu về chất gây dị ứng trong thực phẩm, cơ sở khoa học của phương pháp ELISA trong ngành thực phẩm và hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện phương pháp này để kiểm tra chất gây dị ứng trứng để hiểu rõ hơn về phương pháp này cũng như đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Định lượng protein dị ứng trong thực phẩm với xét nghiệm ELISA
Định lượng protein dị ứng trong thực phẩm với xét nghiệm ELISA
Định lượng protein dị ứng là công việc quan quan trọng để kiểm soát các chất gây dị ứng trong thực phẩm. Chất gây dị ứng có thể bị nhiễm từ bất cứ giai đoạn nào của chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất ban đầu đến vận chuyển, bảo quản và chế biến thực phẩm. Vì vậy các nhà cung cấp, sản xuất thực phẩm cần đến các phương pháp để kiểm soát vấn đề này, đó là định lượng protein dị ứng .