Vệ sinh kính hiển vi đúng cách - Hướng dẫn bảo quản chi tiết

Vệ sinh kính hiển vi thường xuyên và bảo quản tốt sẽ giúp thiết bị của bạn vận hành hiệu quả và sử dụng được bền lâu hơn. Vậy bạn đã biết cách vệ sinh kính hiển vi đúng cách chưa? Trong bài viết hôm nay, Yamaguchi Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh kính hiển vi chi tiết và đúng kĩ thuật nhé.

1. Ảnh hưởng của việc không vệ sinh kính hiển vi

Kính hiển vi thường dễ bị dính bẩn sau vài giờ sử dụng, bạn có thể nhận biết các vết bẩn trên kính hiển vi nhờ các cách sau:

  • Đánh giá độ sắc nét hoặc độ tương phản của hình ảnh khi soi dưới kính hiển vi, nếu không tối ưu thì có thể các bộ phận quang học của kính chưa được sạch sẽ.
  • Nhận biết bề mặt quang học của kính hiển vi bị bẩn khi di chuyển 1 bộ phận quang học (tụ quang, mẫu quang học, vật kính, thị kính,…) thì vết bẩn cũng chuyển động theo.
  • Với vết bẩn trên camera thì khi kiểm tra, vết bẩn sẽ không di chuyển và có thể dễ dàng làm sạch.
  • Các vết bẩn lớn dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, các vết trầy xước trên các bộ phận quang học có thể sử dụng kính lúp (có độ phóng đại 3X-6X) để kiểm tra.
ve-sinh-kinh-hien-vi
soi kính hiển vi

Một số ảnh hưởng không tốt cho thiết bị khi bạn không vệ sinh kính hiển vi thường xuyên là:

  • Vật kính bị bẩn khiến cho chất lượng hình hưởng không được rõ nét, khó nhìn, gây nhiều bất lợi cho quá trình quan sát.
  • Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, kính hiển vi nhanh bị cũ, bị rỉ sét.
  • Nếu không vệ sinh kính hiển vi đúng cách, thiết bị có thể không đảm bảo được hiệu quả làm việc và không đáp ứng được các yêu cầu sử dụng trong phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu.
ve-sinh-kinh-hien-vi
Vật kính bị bẩn gây ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh

Hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh kính hiển vi, ở phần dưới đây, Yamaguchi sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh kính hiển vi đúng cách cho các bộ phận kính hiển vi.

 

2. Cách vệ sinh kính hiển vi quang học

Hầu hết các vết bẩn bạn nhìn thấy trên vật kính phụ, mâm kính, gương và các kính lọc là vô hại, có thể dễ dàng làm sạch bằng khăn mềm, chổi mềm, quả bóp thổi bụi hoặc giấy lau không mùn mà không ảnh hưởng tới chất lượng các bộ phận quang học cũng như chất lượng của hình ảnh.

Tuy nhiên, có một số bộ phận cần vệ sinh kính hiển vi đúng kĩ thuật để không làm hỏng cũng như đảm bảo chức năng làm việc của bộ phận đó. Bạn có thể tham khảo quy trình vệ sinh kính hiển vi quang học dưới đây để làm sạch kính và quan sát vật mẫu chính xác hơn.

 

2.1. Hướng dẫn vệ sinh vật kính và thị kính

Thị kính và vật kính là hai bộ phận quan trọng của kính hiển vi cần được vệ sinh cẩn thận. Bởi đây là các bộ phận thường xuyên dễ tiếp xúc với bụi bẩn, mồ hôi, dầu, mí mắt,…

ve-sinh-kinh-hien-vi
Vệ sinh kính hiển vi bằng giấy mềm

Sau đây là các bước vệ sinh kính hiển vi cụ thể cho vật kính:

  • Bước 1: Loại bỏ bụi trên kính bằng máy thổi bụi mini hoặc quả bóp thổi bụi.
  • Bước 2: Dùng giấy mềm chuyên dụng nhúng vào dung dung vệ sinh kính hiển vi (có thể là cồn).
  • Bước 3: Đặt giấy mềm lên vật kính và lau sạch theo hình xoắn ốc từ tâm ra đến bên cạnh.
  • Bước 4: Lau bên ngoài vật kính để làm sạch các vết bẩn, dấu tay, mồ hôi.
  • Bước 5: Kiểm tra lại, có thể sử dụng kính lúp để đảm bảo các vết bẩn đã được làm sạch kĩ càng. Nếu vẫn còn bẩn, bạn cần vệ sinh lại hoặc sử dụng dung môi vệ sinh kính hiể vi cho các vết bẩn khó làm sạch.
  • Bước 6: Nếu có trên vật kính vẫn còn vết bẩn, bạn cần thực hiện vệ sinh lại.

Đối với thị kính, bạn cũng thực hiên các thao tác tương tự vật kính khi vệ sinh kính hiển vi, sau đó chuyển sang vệ sinh các bộ phận tiếp theo của kính hiển vi.

ve-sinh-kinh-hien-vi
Vệ sinh mắt kính theo hình xoắn ốc

 

2.2. Vệ sinh bộ phận tiêu cự của kính hiển vi

Khi vệ sinh kính hiển vi tạo bộ phận tiêu cự, bạn có thể sử dụng bông tẩy trang hoặc khăn lau mềm để lau nhẹ nhàng trên bề mặt. Nếu bộ phận tiêu cự bị dính vết bẩn khó làm sạch, bạn nên sử dụng một ít dung dịch vệ sinh kính hiển vi để vệ sinh dễ dàng hơn.

 

2.3. Vệ sinh khung và cán kính hiển vi

Sử dụng khăn lau mềm để lau sạch khung và cán kính của kính hiển vi, không nên dùng các chất tẩy rửa mạnh hay cồn để vệ sinh khung, cán kính vì chúng có thể làm hỏng các bộ phận nhựa hoặc gây hại cho bề mặt của kính hiển vi.

ve-sinh-kinh-hien-vi
Vệ sinh thân kính hiển vi

 

3. Cách bảo quản kính hiển vi đúng cách

Bên cạnh việc vệ sinh kính hiển vi, bảo quản kính hiển vi cũng là một cách để duy trì độ bền cũng như độ chính xác khi sử dụng thiết bị. Bạn có thể thực hiện những điều dưới đây để kính hiển vi của bạn luôn được bảo quan tốt và đúng cách.

  • Hạn chế di chuyển: Kính hiển vi có cấu tạo nhiều bộ phận, đặc biệt có cả các bộ phận bằng thủy tính, dễ vỡ. Vì vậy bạn nên đặt kính ở vị trí cố định, không nên di chuyển nhiều, tránh xê dịch các linh kiện điện tử hay rơi vỡ. Khi di chuyển bạn có thể để trong hộp chống sốc và tháo vật kính, thị kính ra để vận chuyển riêng, tránh làm trầy xước ống kính.
  • Chỉ bật đèn khi sử dụng: Bạn nên tắt đèn khi không sử dụng để tiết kiệm điện năng và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
  • Bảo quản kính hiển vi ở nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp hoặc độ ẩm cao để hạn chế nấm mốc phát sinh trên thị kính hay vật kính sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
  • Bảo quản kính hiển vi ở nơi không bụi: Bụi chính là nguyên nhân làm hỏng, làm bẩn kính, vật kính hay thấu kính vì vậy bạn nên dùng những túi bọc bằng vải, túi bảo vệ chuyên dụng để bọc kính lại khi không sử dụng. Không nên dùng túi nilon vì chúng dễ hấp hơi sẽ tạo nên những môi trường ẩm cho vi khuẩn phát triển.
  • Bảo dưỡng kính hiển vi: thường xuyên kiểm tra các bộ phận của kính hiển vi để đảm bảo chúng hoạt động trong tình trạng tốt nhất.
ve-sinh-kinh-hien-vi
Bảo quản kính hiển vi khỏi bụi bẩn

Tại Yamaguchi Việt Nam, chúng tôi chuyên cung cấp kính hiển vi chính hãng của ZEISS và MEIJI, với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm được hãng đào tạo, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng, cung cấp các dịch vụ nâng cấp, bảo dưỡng kính hiển vi.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua kính hiển vi thì Yamaguchi chính là nhà cung cấp bạn có thể tin tưởng lựa chọn kính hiển vi phù hợp nhu cầu với đa dạng chủng loại từ kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi 2 mắt, kính hiển vi 3 mắt cho đến các dòng kính hiển vi điện tử cao cấp… Nếu bạn có thắc mắc nào khi mua hàng, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp tốt nhất.

Mong rằng những thông tin hướng dẫn cách vệ sinh kính hiển vi và bảo quan kính trên đây mang đến những kiến thức hữu ích để bạn vận hành thiết bị này hiệu quả nhất.

5 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan

Sử dụng kính hiển vi huỳnh quang soi ngược hiệu quả
Sử dụng kính hiển vi huỳnh quang soi ngược hiệu quả
Kính hiển vi huỳnh quang soi ngược là một trong những công cụ quan trọng nhất trong các phòng thí nghiệm hiện đại, đặc biệt trong các lĩnh vực sinh học, y học, và nghiên cứu vật liệu. Với khả năng tạo ra hình ảnh chi tiết bằng cách sử dụng hiện tượng huỳnh quang, loại kính hiển vi này cho phép các nhà khoa học và chuyên gia quan sát các tế bào, mô, và vật liệu ở mức độ vi mô với độ chính xác cao. Hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu chi tiết về loại kính này trong bài viết dưới đây!
Các bước sử dụng kính hiển vi giúp quan sát hiệu quả nhất
Các bước sử dụng kính hiển vi giúp quan sát hiệu quả nhất
Các bước sử dụng kính hiển vi gồm? Hướng dẫn các bước sử dụng kính hiển vi quang học đúng cách để quan sát hiệu quả nhất, sử dụng kính hiển vi soi nổi như thế nào?… Trong bài viết hôm nay, Yamaguchi sẽ hướng dẫn bạn các bước sử dụng kính hiển vi soi nổi và các thông tin liên quan về loại kính hiển vi quang học này. Cùng Yamaguchi tìm hiểu ngay nhé!
Ước tính kích thước hạt trong công nghệ đúc bằng kính hiển vi kim tương
Ước tính kích thước hạt trong công nghệ đúc bằng kính hiển vi kim tương
Kích thước hạt trong công nghệ đúc và sự phân bố kích thước hạt có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình thiêu kết của các sản phẩm đúc. Vậy phương pháp nào được sử dụng để ước tính kích thước hạt trong ngành đúc và các thiết bị nào có khả năng phân tích hiệu quả kích thước, tính chất hạt? Mời bạn cùng Yamaguchi Việt Nam tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây!
Lam kính hiển vi là gì? Chức năng và cách sử dụng lam kính
Lam kính hiển vi là gì? Chức năng và cách sử dụng lam kính
Lam kính hiển vi (hay phiến kính) là một trong các dụng cụ và hóa chất cần thiết khi chuẩn bị mẫu mẫu để quan sát bằng kính hiển vi quang học, bao gồm: lam kính (slide) , lamen (coverslip), ống nhỏ giọt hoặc pipet và hóa chất, các chất nhuộm. Vậy cụ thể lam kính hiển vi là gì? Chức năng của lam kính, làm sao để sử dụng lam kính hiển vi đúng cách và hiệu quả? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết hôm nay của Yamaguchi để tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về lam kính hiển vi nhé.
Kính hiển vi soi NST cho phân tích Karyotype, Metaphase và FISH
Kính hiển vi soi NST cho phân tích Karyotype, Metaphase và FISH
Kính hiển vi soi nhiễm sắc thể là một thiết bị quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu di truyền và sinh học phân tử. Với khả năng quan sát chi tiết các cấu trúc tế bào, kính hiển vi giúp chúng ta khám phá và hiểu về nhiễm sắc thể, các vấn đề di truyền và bất thường liên quan. Trong bài viết này, hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu về các phương quan sát, phát hiện nhiễm sắc thể bất thường dưới kính hiển vi.
Cấu tạo kính hiển vi soi nổi chi tiết nhất
Cấu tạo kính hiển vi soi nổi chi tiết nhất
Cấu tạo kính hiển vi soi nổi  là một trong những kiến thức có rất nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu. Bởi cấu tạo kính hiển vi soi nổi liên quan mật thiết đến ứng dụng, cách sử dụng, vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị. Những người làm việc trong lĩnh vực cần tiếp xúc đến kính hiển vi, đều cần quan tâm đến cấu tạo kính hiển vi soi nổi.
5+ tiêu chí cần nhớ khi mua kính hiển vi
5+ tiêu chí cần nhớ khi mua kính hiển vi
Nhu cầu mua kính hiển vi trên thị trường đang ngày càng lớn. Thế nhưng kinh nghiệm khi mua dòng sản phẩm này lại được rất ít người chia sẻ. Vậy nên những người mới khi đi mua kính hiển vi sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề lựa chọn sản phẩm phù hợp. Để làm hiểu rõ hơn về các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn kính hiển vi, hãy xem gợi ý của Yamaguchi sau đây.

Sản phẩm liên quan