1. Tìm hiểu định nghĩa: Kính hiển vi là gì?
Kính hiển vi là gì? Kính hiển vi là một thiết bị quan trọng được sử dụng để quan sát các vật nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Công cụ này hoạt động bằng cách sử dụng 1 ống kính để tập trung ánh sáng vào vật thể, sau đó chiếu tia sáng qua mẫu tạo ra hình ảnh phóng đại của vật thể đó, khả năng phóng đại hình ảnh gấp từ 40 – 3000 lần so với bình thường.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều và đa dạng kiểu loại kính hiển vi nhưng tổng hợp lại chúng ta có ba loại phổ biến nhất dưới đây:
- Kính hiển vi quang học: Đây là loại kính hiển vi phổ biến nhất, sử dụng ánh sáng khả kiến để quan sát vật thể; Sử dụng một hệ thống các thấu kính thủy tinh để phóng đại hình ảnh vật thể.
- Kính hiển vi điện tử: Loại kính này sử dụng các chùm điện tử hẹp được tăng tốc dưới hiệu điện thế từ vài chục KV đến vài trăm KV thay vì nguồn bức xạ ánh sáng như KHV quang học. Kính hiển vi điện tử sử dụng các thấu kính từ để hội tụ chùm điện tử và cả hệ thống này được đặt trong buồng chân không cao.
- Kính hiển vi quét đầu dò: Khác với 2 loại phía trên, loại kính này không sử dụng nguồn bức xạ để tạo ảnh, mà tạo ảnh thông qua tương tác giữa đầu dò và bề mặt của mẫu vật. Độ phân giải của kính hiển vi đầu dò chỉ bị giới hạn bởi kích thước của đầu dò.
2. Các tính năng nổi bật của kính hiển vi
Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, kính hiển vi là một công cụ sở hữu rất nhiều tính năng đáng chú ý như sau:
- Phóng đại hình ảnh: Khả năng phóng đại hình ảnh các vật thể nhỏ đến cực kỳ nhỏ như các chi tiết tế bào, mô và các cấu trúc vi mô khác.
- Giảm độ mờ của hình ảnh: Cho phép người sử dụng có thể quan sát các chi tiết nhỏ một cách sắc nét hơn.
- Phân tích hóa học: Các thiết bị cũng được sử dụng cho mục đích phân tích hóa học của các mẫu. Đặc biệt là dùng trong lĩnh vực khoa học vật liệu và khoa học vô cơ.
- Hỗ trợ nghiên cứu: Công cụ này cung cấp cho các nhà khoa học và nghiên cứu phương tiện quan trọng để hiểu rõ hơn về cấu trúc và chức năng của các hệ thống sống
- Hỗ trợ chẩn đoán bệnh: Sử dụng kính hiển vi trong việc chẩn đoán bệnh tật và giúp cho các chuyên gia y tế có thể quan sát các tế bào và mô trong cơ thể để tìm ra nguyên nhân của các bệnh lý.
3. Ứng dụng thực tiễn của kính hiển vi trong đời sống
Với các tính năng nổi bật này, kính hiển vi có nhiều ứng dụng vượt trội trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
- Đối với y học, khoa học: Quan sát, tìm kiếm cũng như tìm ra những tế bào trong cơ thể con người, hỗ trợ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Có hỗ trợ rất lớn trong nghiên cữu những phương pháp chữa bệnh quan trọng (ung thư, da liễu, phẫu thuật) và nghiên cứu sản xuất dược phẩm.
- Trong quá trình nghiên cứu, học tập: Phục vụ quá trình quan sát và giảng dạy
- Trong các ngành công nghiệp sản xuất, kinh doanh: Giúp quan sát những chi tiết cực nhỏ, đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu sản xuất: kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra kim cương, đá quý, sản xuất vi mạch điện tử, sửa chữa linh kiện điện tử.
- Trong khảo cổ, cổ vật: Giúp các nhà khảo cổ quan sát, đánh giá được các mẫu vật, các đường nét nhỏ nhất của cổ vật.
- Trong lĩnh vực môi trường, nước thải: Kính hiển vi được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực môi trường, đặc biệt là xử lý nước thải để quan sát các mẫu nước và phát hiện được các vi sinh vật, các tế bào, các loại trùng, vi khuẩn,… giúp đánh giá chất lượng mẫu nước có đạt tiêu chuẩn chất lượng không.
4. Cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi
Cấu tạo kính hiển vi bao gồm 4 hệ thống: Hệ thống giá đỡ, hệ thống phóng đại, hệ thống chiếu sáng và hệ thống điều chỉnh.
- Hệ thống giá đỡ: Gồm bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn sa trượt (bàn để tiêu bản) và kẹp tiêu bản.
- Hệ thống phóng đại: Bao gồm thị kính và vật kính.
- Hệ thống chiếu sáng: Nguồn sáng (gương hoặc đèn), Màn chắn và tụ quang.
- Hệ thống điều chỉnh: Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp), Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp), Núm điều chỉnh tụ quang, Núm điều chỉnh màn chắn sáng và Núm di chuyển bàn sa trượt.
Vậy làm cách nào để sử dụng kính hiển vi đúng cách, cùng tham khảo phần hướng dẫn các bước sử dụng kính hiển vi dưới đây:
- Bước 1: Đặt mẫu vật lên bàn để tiêu bản, tiếp theo dùng kẹp để cố định tiêu bản. Lựa chọn loại vật kính phù hợp với mẫu quan sát và mục đích soi mẫu. Đối với vật kính 100X thì cần nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên phiến kính.
- Bước 2: Điều chỉnh tụ quang, cụ thể là với vật kính 10X thì hạ tụ quang đến tận cùng, còn đối với vật kính 40X thì để ở đoạn giữa. Sau đó điều chỉnh cỡ màn chắn sao cho phù hợp với vật kính của kính hiển vi.
- Bước 3: Hạ vật kính sát vào mắt nhìn tiêu bản, mắt nhìn vào thị kính còn tay vặn chỉnh ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên trên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường thì điều chỉnh ốc vi cấp để hình ảnh được rõ nét.
- Bước 4: Quan sát, phân tích…mẫu vật và ghi chú, lưu trữ thông tin nếu cần thiết.
- Bước 5: Sau khi sử dụng kính hiển vi xong thì ngắt nguồn điện và vệ sinh sạch sẽ kính.
5. Nơi mua kính hiển vi chất lượng – nhập khẩu chính hãng
Khi mua kính hiển vi, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh những đơn vị cung cấp các sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng bởi những chiếc kính này có thể nhanh bị hỏng, chất lượng thấu kính kém và quan sát không rõ nét. Bạn nên lựa chọn những sản phẩm chất lượng, chính hãng đảm bảo chức năng quan sát tốt nhất. Hãy lựa chọn những nơi cung cấp các thiết bị với đầy đủ chứng từ, nơi uy tín.
Bạn có thể tham khảo những sản phẩm kính hiển vi đến từ Yamaguchi Việt Nam – đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm chính hãng và chất lượng. Bên cạnh đó, Yamaguchi cũng là doanh nghiệp đại diện chính hãng của thương hiệu MEIJI và ZEISS tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm kính hiển vi chính hãng với mức giá và chính sách bảo hành, bảo dưỡng tốt nhất tại thị trường Việt Nam.
Trên đây là những thông tin tổng quan về kính hiển vi mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Mong các bạn đã có giải đáp cho những thắc mắc về chủ đề này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.