Các bộ phận của kính hiển vi quang học gồm? Cách hoạt động

Các bộ phận của kính hiển vi quang học bao gồm những gì? Các bộ phận của kính hiển vi có chức năng như thế nào? Kính hiển vi thông thường có 4 hệ thống: Giá đỡ, phóng đại, điều chỉnh, chiếu sáng; từng bộ phận sẽ đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Cùng Yamaguchi tìm hiểu chi tiết về các bộ phận của kính hiển vi quang học trong bài viết hôm nay nhé.

1. Các bộ phận chính của kính hiển vi quang học

1.1. Các bộ phận của kính hiển vi trong hệ thống giá đỡ

Các bộ phận chính của hệ thống giá đỡ bao gồm:

  • Bệ đỡ: được thiết kế để đỡ hệ thống làm việc của kính hiển vi, giúp người dùng quan sát vật mẫu cố định, không bị lệch hay xê dịch ra khỏi vị trí quan sát.
  • Thân kính: giúp kính chắc chắn hơn trong quá trình sử dụng. Bộ phận này của kính hiển vi có thiết kế khác nhau tùy theo dỏng sản phẩm, ví dụ như dạng cong đối với dòng kính hiển vi sinh học hoặc dạng thẳng đứng đối với kính soi nổi.
  • Bàn tiêu bản: là vị trí đặt vật mẫu cố định, giúp quá trình quan sát hình ảnh vật mẫu dễ dàng hơn. Đối với kính hiển vi soi nổi, bàn đặt mẫu là cố định và người dùng điều chỉnh độ phóng đại đến gần mẫu vật, còn với kính hiển vi sinh học, người dùng cần điều chỉnh bàn tiêu bản lại gần thị kính để quan sát.
  • Kẹp tiêu bản: là bộ phận của kính hiển vi giúp kẹp giữ vật mẫu, hỗ trợ trong việc thao tác chủ động nhất.
cac-bo-phan-cua-kinh-hien-vi
Cấu tạo chung của kính hiển vi quang học

 

1.2. Các bộ phận của kính hiển vi trong hệ thống phóng đại

Hệ thống phóng đại bao gồm thị kính và vật kính có vai trò vô cùng quan trọng trong các bộ phận của kính hiển vi. Khi quan sát, người sử dụng có thể chủ động điều chỉnh phù hợp để có thể thấy vật mẫu rõ ràng nhất.

Thị kính: hay còn được gọi là mắt, được dùng để nhìn qua kính hiển vi và nằm ở trên cùng của kính hiển vi.
Vật kính: là bộ phận của kính hiển vi dùng để quan sát mẫu vật, có 3 độ phóng đại phổ biến của vật kính: 10X, 40X, 100X.

 

1.3. Các bộ phận của kính hiển vi trong hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng có vai trò cấp sáng, hỗ trợ cho quá trình quan sát mẫu vật rõ ràng nhất. Các bộ phận của kính hiển trong hệ thống chiếu sáng bao gồm:

Nguồn sáng của kính hiển vi: thường là gương hoặc đèn, gương phản chiếu ánh sáng, tuy nhiên nguồn ánh sáng từ gương tương đối yếu. Các sản phẩm sử dụng đèn Led hoặc Halogen sẽ cấp sáng hiệu quả hơn cho việc theo dõi vật mẫu.
Màn chắn được đặt vào trong tụ quang của kính hiển vi để điều chỉnh lượng ánh sáng.
Tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản của kính hiển vi, giúp tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát.

he-thong-phong-dai-cua-kinh-hien-vi-bao-gom
Các bộ phận của kính hiển vi với 4 hệ thống chính

 

1.4. Các bộ phận của kính hiển vi trong hệ thống điều chỉnh

Các bộ phận của kính hiển vi trong hệ thống điều chỉnh chủ yếu là các bộ phận cơ học của kính hiển vi. Đó là các núm điều chỉnh linh hoạt phục vụ quá trình quan sát, làm việc với kính được diễn ra thuận tiện.

  • Núm chỉnh tinh bao gồm ốc vi cấp, núm chỉnh thô gồm ốc vĩ cấp, giúp người dùng chủ động điều chỉnh khi quan sát.
  • Núm điều chỉnh tụ quang điều chỉnh lên xuống và núm điều chỉnh độ tụ ánh sáng để hỗ trợ quan sát tốt nhất.
  • Núm điều chỉnh màn chắn sáng giúp tăng hoặc giảm độ sáng khi thao tác.
  • Núm di chuyển bàn sa trượt giúp hỗ trợ quan sát dễ dàng, chủ động nhất.

Trên đây là chi tiết các bộ phận của kính hiển vi quang học cơ bản, sau khi hiểu xong cấu tạo kính hiển thì bạn nên biết thêm cách hoạt động của kính hiển vi nha

 

2. Cấu tạo các loại kính hiển vi quang học

Đối với dòng kính hiển vi quang học, chúng ta sẽ thường gặp một số loại kính phổ biến như: kính hiển vi ánh sáng truyền qua, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi soi ngược, kính hiển vi phân cực, kính hiển vi huỳnh quang, kính hiển vi phản pha,…

Ở phần này, Yamaguchi sẽ giới thiệu cấu tạo các bộ phận của kính hiển vi ánh sáng truyền qua, kính hiển vi soi nổi và kính hiển vi huỳnh quang.

 

2.1. Các bộ phận của kính hiển vi ánh sáng truyền qua

Kính hiển vi ánh sáng truyền qua – Transmitted light microscope là loại kính hiển quang học được sử dụng phổ biến hiện nay, sử dụng 1 nguồn ánh sáng trắng chiếu qua mẫu đặt trên lam kính để quan sát hình dạng và vi cấu trúc của mẫu vật. Ảnh của mẫu là hình ảnh 2 chiều.

Kính hiển vi ánh sáng truyền qua bao gồm các bộ phận chính là:

  • Nguồn sáng truyền qua (đèn sợi đốt hoặc đèn Halogen), tụ quang để hội tụ chùm sáng và màn chắn sáng, khẩu độ chắn sáng (nếu có).
  • Giá đỡ mẫu, bộ phận điều khiển giá đỡ mẫu
  • Mâm vật kính có khả năng xoay vòng để lựa chọn vật kính có độ phóng đại thích hợp khi quan sát,
  • Vật kính có một hoặc nhiều thấu kính để thu ánh sáng đi xuyên qua mẫu, độ phóng đại phổ biến 4x, 5x, 10x, 20x, 40x, 50x, 60x và 100x, và thị kính giúp hội tụ hình ảnh của mẫu vật lên võng mạc của mắt, có độ phóng đại điển hình là 2x, 5x, 10x.
  • Núm chỉnh độ hội tụ (chỉnh thô và chỉnh tinh) và có thể có thêm ống nối với camera.
cac-bo-phan-cua-kinh-hien-vi
Cấu tạo kính hiển vi

 

2.2. Các bộ phận của kính hiển vi soi nổi

  • Nguồn sáng phản xạ (và truyền qua)
  • Lăng kín, bệ kính giữ thăng bằng có giá đặt mẫu, lăng kính
  • Thị kính có độ phóng đại 10x, 15x, 20x hoặc 30x; vật kính (bao gồm 2 vật kính hoặc vật kính phẳng cố định, cho phép quan sát mẫu ở các góc độ khác nhau)
  • Núm chỉnh độ phóng đại, núm chỉnh độ hội tụ
  • Và ống kết nối camera (nếu có)
cac-bo-phan-cua-kinh-hien-vi
Cấu tạo kính hiển vi soi nổi

 

2.3. Các bộ phận cấu tạo của kính hiển vi huỳnh quang

Các bộ phận cấu tạo của kính hiển vi huỳnh quang bao gồm:

  • Nguồn sáng truyền qua (đèn sợi đốt hoặc halogen) và nguồn sáng kích thích huỳnh quang (đèn thủy ngân, đèn hồ quang xenon…)
  • Tụ quang để hội tụ chùm sáng, màn chắn sáng và khẩu độ chắn sáng.
  • Gương lưỡng hướng sắc (hoặc bộ phân chia chùm tia lưỡng sắc)
  • Giá đỡ mẫu (có bộ phận giữ mẫu) và bộ phận điều khiển giá đỡ mẫu
  • Mâm vật kính có khả năng xoay vòng để lựa chọn vật kính có độ phóng đại phù hợp.
  • Vật kính 4x – 100x và thị kính có độ phóng đại phổ biến là 2x, 5x, 10x
  • Núm chỉnh độ hội tụ (núm chỉnh thô và núm chỉnh tinh), ống nối với camera
cac-bo-phan-cua-kinh-hien-vi
Các bộ phận của kính hiển vi huỳnh quang

Trên đây là những thông tin về các bộ phận của kính hiển vi quang học mà Yamaguchi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng bài biết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo kính hiển vi để ứng dụng hiệu quả hơn trong công việc.

Nếu bạn có nhu cầu mua kính hiển vi thì hãy liên hệ ngay Yamaguchi – nhà cung cấp các sản phẩm kính hiển vi chính hãng của thương hiệu ZEISS và MEIJI. Khách hàng có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ hỗ trợ, bảo dưỡng hay nâng cấp kính hiển vi khi mua hàng tại Yamaguchi.

5 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan

Khám phá tế bào cà chua dưới kính hiển vi có gì thú vị?
Khám phá tế bào cà chua dưới kính hiển vi có gì thú vị?
Khi nhắc đến quả cà chua, chúng ta thường nghĩ đến một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, khi quan sát tế bào cà chua dưới kính hiển vi , bạn sẽ bước vào một thế giới hoàn toàn mới, nơi mỗi tế bào là một phần của sự kỳ diệu trong cấu trúc và chức năng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về cấu trúc tế bào cà chua, cách quan sát chúng dưới kính hiển vi, và ý nghĩa khoa học đằng sau.  
4 hệ thống quan trọng trong cấu tạo của kính hiển vi quang học
4 hệ thống quan trọng trong cấu tạo của kính hiển vi quang học
Kính hiển vi quang học là công cụ quan trọng giúp khám phá những thế giới vi mô mà mắt thường không thể thấy được, từ các tế bào sinh học đến các vi khuẩn nhỏ bé. Để sử dụng thiết bị này hiệu quả, việc hiểu rõ cấu tạo của kính hiển vi quang học là yếu tố then chốt. Mỗi bộ phận trong kính hiển vi, từ hệ thống phóng đại, chiếu sáng đến các bộ phận điều chỉnh, đều có vai trò riêng để tạo ra hình ảnh rõ nét và chi tiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về từng thành phần của kính hiển vi, giúp Qúy khách hàng nắm vững cách hoạt động của thiết bị để tối ưu hóa trải nghiệm quan sát và nghiên cứu.
Sử dụng kính hiển vi huỳnh quang soi ngược hiệu quả
Sử dụng kính hiển vi huỳnh quang soi ngược hiệu quả
Kính hiển vi huỳnh quang soi ngược là một trong những công cụ quan trọng nhất trong các phòng thí nghiệm hiện đại, đặc biệt trong các lĩnh vực sinh học, y học, và nghiên cứu vật liệu. Với khả năng tạo ra hình ảnh chi tiết bằng cách sử dụng hiện tượng huỳnh quang, loại kính hiển vi này cho phép các nhà khoa học và chuyên gia quan sát các tế bào, mô, và vật liệu ở mức độ vi mô với độ chính xác cao. Hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu chi tiết về loại kính này trong bài viết dưới đây!
Nâng cao hiệu quả sản xuất với kính hiển vi kiểm tra lỗi sản phẩm
Nâng cao hiệu quả sản xuất với kính hiển vi kiểm tra lỗi sản phẩm
Trong môi trường sản xuất hiện đại, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố tiên quyết để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và duy trì uy tín của doanh nghiệp. Một trong những công cụ không thể thiếu trong quá trình này là kính hiển vi kiểm tra lỗi sản phẩm . Hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu về kính hiển vi kiểm tra sản phẩm ngay trong bài viết dưới đây!
Các bước sử dụng kính hiển vi giúp quan sát hiệu quả nhất
Các bước sử dụng kính hiển vi giúp quan sát hiệu quả nhất
Các bước sử dụng kính hiển vi gồm? Hướng dẫn các bước sử dụng kính hiển vi quang học đúng cách để quan sát hiệu quả nhất, sử dụng kính hiển vi soi nổi như thế nào?… Trong bài viết hôm nay, Yamaguchi sẽ hướng dẫn bạn các bước sử dụng kính hiển vi soi nổi và các thông tin liên quan về loại kính hiển vi quang học này. Cùng Yamaguchi tìm hiểu ngay nhé!
Ước tính kích thước hạt trong công nghệ đúc bằng kính hiển vi kim tương
Ước tính kích thước hạt trong công nghệ đúc bằng kính hiển vi kim tương
Kích thước hạt trong công nghệ đúc và sự phân bố kích thước hạt có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình thiêu kết của các sản phẩm đúc. Vậy phương pháp nào được sử dụng để ước tính kích thước hạt trong ngành đúc và các thiết bị nào có khả năng phân tích hiệu quả kích thước, tính chất hạt? Mời bạn cùng Yamaguchi Việt Nam tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây!
Lam kính hiển vi là gì? Chức năng và cách sử dụng lam kính
Lam kính hiển vi là gì? Chức năng và cách sử dụng lam kính
Lam kính hiển vi (hay phiến kính) là một trong các dụng cụ và hóa chất cần thiết khi chuẩn bị mẫu mẫu để quan sát bằng kính hiển vi quang học, bao gồm: lam kính (slide) , lamen (coverslip), ống nhỏ giọt hoặc pipet và hóa chất, các chất nhuộm. Vậy cụ thể lam kính hiển vi là gì? Chức năng của lam kính, làm sao để sử dụng lam kính hiển vi đúng cách và hiệu quả? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết hôm nay của Yamaguchi để tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về lam kính hiển vi nhé.
Kính hiển vi soi NST cho phân tích Karyotype, Metaphase và FISH
Kính hiển vi soi NST cho phân tích Karyotype, Metaphase và FISH
Kính hiển vi soi nhiễm sắc thể là một thiết bị quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu di truyền và sinh học phân tử. Với khả năng quan sát chi tiết các cấu trúc tế bào, kính hiển vi giúp chúng ta khám phá và hiểu về nhiễm sắc thể, các vấn đề di truyền và bất thường liên quan. Trong bài viết này, hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu về các phương quan sát, phát hiện nhiễm sắc thể bất thường dưới kính hiển vi.