1. Định nghĩa và phân loại kính hiển vi quang học.
Kính hiển vi quang học là một dụng cụ quang học được sử dụng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé không thể thấy bằng mắt thường. Kính hiển vi quang sử dụng ánh sáng trắng, hoặc ánh sáng khả kiến quan sát vật thể được phóng đại thông qua 1 hệ thống thấu kính.
Các kỹ thuật viên sẽ kết hợp các kiến thức chuyên ngành với hiểu biết về kính hiển vi, để nghiên cứu nhiều loại vật liệu từ các mẫu vật sinh học phức tạp đến các vật chất để hiểu cấu trúc, trạng thái và ứng dụng tiềm năng của chúng.
Kính hiển vi quang học được phân chia thành các loại chính như sau:
- Kính hiển vi trường sáng: Sử dụng ánh sáng truyền qua để quan sát các mục tiêu ở độ phóng đại lớn.
- Kính hiển vi soi nổi: Sử dụng để quan sát hình ảnh 3 chiều của mẫu vật ở độ phóng đại thấp.
- Kính hiển vi phản pha: Soi kính hiển vi phản pha có thể nhận biết những bất thường bề mặt nhỏ nhờ việc sử dụng ánh sáng giao thoa.
- Kính hiển vi tương phản pha: Sử dụng để quan sát những bất thường bề mặt rất nhỏ nhưng với độ phân giải cao hơn kính hiển vi phản pha.
- Kính hiển vi tử ngoại: Sử dụng ánh sáng tia cực tím UV để quan sát mẫu vật ở độ phân giải không thực hiện được với kính hiển vi trường sáng thông thường.
- Kính hiển vi huỳnh quang: Là loại kính hiển vi giúp quan sát ánh sáng huỳnh quang từ mẫu vật sau khi được kích thích bởi ánh sáng từ đèn thủy ngân
- Kính hiển vi đồng tiêu (Kính hiển vi quét laser đồng tiêu): Sử dụng chùm tia laser để quan sát rõ ràng mẫu vật dày với những khoảng cách tiêu cực khác nhau.
2. Ứng dụng thực tế của kính hiển vi quang học
2.1. Soi kính hiển vi quang học trong lĩnh vực sinh học
Kính hiển vi quang học là thiết bị thiết yếu trong nghiên cứu lâm sàng và được sử dụng trong hầu hết các phòng thí nghiệm. Thiết bị này thường được sử dụng trọng quan sát các mô và mẫu vật của người, động vật, vi sinh vật như: Soi vi khuẩn dưới kính hiển vi, soi tinh trùng dưới kính hiển vi, … và các hệ thống sống khác.
Kính hiển vi quang học được ứng dụng trong bệnh lý học, vi sinh vật học, mô học, hóa học và ngân hàng máu của các bệnh viện và viện nghiên cứu. Các công việc chuẩn bị các mẫu sinh học như máu hay cấy vi khuẩn để phân tích trong phòng thí nghiệm được yêu cầu người thực hiện cần có kiến thức chuyên sâu về cách sử dụng kính hiển vi.
2.2. Soi kính hiển vi quang học trong khoa học pháp y
Các nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực này cần phân tích các mẫu bằng chứng từ hiện trường vụ án, có thể bao gồm từ sợi quần áo đến DNA trong nang lông. Kết quả phân tích sau khi soi kính hiển vi rất quan trọng trong việc giải quyết hàng nghìn vụ án mỗi năm.
2.3. Kính hiển vi quang học trong kiểm tra đá quý
Công việc chính của những người thẩm định đá quý là xác định loại đá quý và đánh giá chất lượng vì vậy kính hiển vi trở thành công cụ hỗ trợ rất hữu ích để ứng dụng trong ngành này.
Thợ kim hoàn và nhà kiểm định đá quý sẽ soi kính hiển vi để xác định giá trị của đá quý, kiểm tra độ chính xác của chi tiết và để đảm bảo sản phẩm được đánh bóng đúng cách.
2.4. Kính hiển vi quang học trong khoa học môi trường
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học địa chất và khoa học môi trường sử dụng kính hiển vi ánh sáng trong nhiều ứng dụng như kiểm tra các chất ô nhiễm trong nguồn nước và hệ vi sinh vật có trong các mẫu hoặc nghiên cứu các khoáng sản trong tự nhiên.
2.5. Kính hiển vi quang học trong giáo dục
Với vai trò quan trọng của kính hiển vi trong khoa học, học sinh được tiếp xúc và học cách sử dụng thiết bị, soi kính hiển vi bên trong trường học, nhằm phát triển khả năng nghiên cứu, khám phá và mở ra những kiến thức mới về thế giới xung quanh cho học sinh.
3. Hướng dẫn cách soi kính hiển vi quang học
- Bước 1 : Kết nối nguồn điện với kính hiển vi quang học nếu thiết bị sử dụng đèn chiếu sáng. Nếu kính hiển vi sử dụng gương, hãy tìm nơi ánh sáng tự nhiên dễ tiếp cận.
- Bước 2 : Điều chỉnh cho vật kính thấp vừa với vị trí quan sát
- Bước 3 : Gắn mẫu vật của bạn lên bàn tiêu bản. Đảm bảo lamen (cover slip) được đặt phía trên lam kính để cố định và bảo vệ mẫu vật khỏi bụi và các tiếp xúc ngẫu nhiên.
- Bước 4 : Sử dụng các kẹp tiêu bản để giữ tiêu bản của bạn ở đúng vị trí. Đảm bảo mẫu được đặt ở vị trí chính giữa, ngay dưới vật kính.
- Bước 5 : Nhìn vào thị kính và từ từ xoay núm điều chỉnh thô để đưa mẫu vật của bạn về tiêu điểm.
- Bước 6 : Điều chỉnh tụ sáng để có tăng mức sáng lên cao nhất. Nếu bạn đang soi kính hiển vi có công suất thấp, bạn có thể phải giảm bớt độ sáng.
- Bước 7 : Từ từ xoay núm chỉnh tinh cho đến khi bạn quan sát được hình ảnh mẫu vật rõ nét.
- Bước 8 : Kiểm tra mẫu vật
- Bước 9 : Sau khi soi kính hiển vi xong với vật kính có độ phóng đại thấp nhất, chuyển sang vật kính có công suất phóng đại trung bình và chỉnh lại tiêu cự bằng núm tinh chỉnh.
- Bước 10: Thao tác với mức phóng đại lớn nhất khi bạn đã tập trung vào mẫu vật.
4. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản sau khi soi kính hiển vi
Một chiếc kính hiển vi chất lượng tốt không hề rẻ vì vậy việc làm sạch và bảo quản đúng cách là việc cần thiết để đảm bảo thiết bị của bạn hoạt động tốt nhất. Dưới đây là 1 số lời khuyên giúp bạn bảo quản kính hiển vi quang học của mình hiệu quả hơn.
- Cầm phần chân đế và hoặc thân khi di chuyển thiết bị, không cầm vào phần thấu kính.
- Luôn để kính hiển vi đứng thẳng để tránh thị kính có thể bị rơi ra.
- Chỉ bật đèn sử dụng khi cần thiết, tắt đèn sau khi soi kính hiển vi.
- Sử dụng dung dịch làm sạch không hòa tan để tránh làm hỏng ống kính.
- Sử dụng vải vi sợi để lau sạch bụi bẩn khỏi ống kính. Bạn có thể mua bộ dụng cụ làm sạch kính hiển vi để làm sạch kính hiển vi an toàn và đầy đủ hơn.
- Che phủ kính hiển vi khi không sử dụng để tránh bụi bẩn.
- Không nên quá vội vàng trong quá trình quan sát bằng kính hiển vi. Thận trọng khi thao tác với các núm và tránh xoay vật kính khi không cần thiết gây hỏng hóc.
Vừa rồi là những chia sẻ về cách soi kính hiển vi quang học, các ứng dụng và cách sử dụng, bảo quản hiệu quả kính hiển vi. Mong rằng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về kính hiển vi quang học. Hãy liên hệ Yamaguchi nếu bạn có nhu cầu mua kính hiển vi hoặc có bất kì thắc mắc nào về các thiết bị này nhé.