1. Thông tin chung về máy đo quang học, máy đo 2D VMM
1.1. Máy đo quang học là gì?
Máy đo quang học, còn được gọi là máy đo 2D VMM (Video Measurement Machine), là một thiết bị đo tọa độ hai chiều. Thiết bị này sử dụng công nghệ xác định tọa độ bằng thước đo quang học, kết hợp với camera có độ phân giải cao và phần mềm nhận diện hình ảnh để đo các chi tiết và mặt phẳng trong không gian hai chiều. Máy đo quang học thường được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp để kiểm tra chất lượng sản phẩm, đo kích thước, độ chính xác và hình dạng của các linh kiện cơ khí, điện tử, và nhiều sản phẩm khác.
1.2. Nguyên lý hoạt động của máy đo quang học
Máy đo quang học, 2D VMS (Vision Measurement System) hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng hệ thống quang học để chụp ảnh và phân tích các đặc điểm hình học của đối tượng đo lường. Quá trình vận hành máy đo quang học gồm ba giai đoạn chính: chụp ảnh và thu thập dữ liệu, phân tích và đo lường, báo cáo và lưu trữ.
1.3. Tương lai của máy đo 2D VMM
Hệ thống đo lường quang học 2D được dự báo sẽ có những cải tiến đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về độ chính xác, tốc độ và sự linh hoạt trong các ngành công nghiệp.
- Tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI): AI có thể được tích hợp vào máy đo 2D để quy trình tự động hóa đo lường, vận hành máy đo quang học trở nên tối ưu hơn, giảm thiểu sự can thiệp của con người và gia tăng tốc độ đo lường.
- Công nghệ quang học tiên tiến: Công nghệ quang học sẽ tiếp tục được cải tiến, nâng cao độ chính xác và độ phân giải của máy VMM, cho phép đo lường chính xác hơn ở cấp độ nano mét.
- Tương thích với hệ thống sản xuất thông minh IoT: Có thể tích hợp và tương thích với các hệ thống sản xuất thông minh IoT, cho phép trao đổi dữ liệu liền mạch và tự động hóa quá trình sản xuất.
- Đa chức năng đo lường: Máy đo quang học có thể tích hợp nhiều yêu cầu đo lường trên cùng một máy như đo lường hình học, phân tích bề mặt, và các chức năng khác.
- Chi phí đầu tư và vận hành tối ưu: Nhờ sự cải tiến trong công nghệ sản xuất và sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, chi phí đầu tư và vận hành máy đo quang học ngày càng được tối ưu hóa, gia tăng khả năng tiếp cận cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Cách vận hành máy đo quang học đúng cách, hiệu quả
Vận hành máy đo quang học đúng cách sẽ giúp đảm bảo độ chính xác và hiệu quả trong quá trình đo lường. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước vận hành máy đo 2D:
2.1. Chuẩn bị và cài đặt máy
- Hiệu chuẩn máy: Đảm bảo máy đo quang học của bạn đã được hiệu chuẩn chính xác để thực hiện các phép đo tốt nhất. Đây là một trong những lưu ý quan trọng khi sử dụng máy đo 2D để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Cài đặt phần mềm: Đảm bảo phần mềm đo của hãng đã được cài đặt và cập nhật đến phiên bản mới nhất. Phần mềm thường được đính kèm máy tùy theo thương hiệu.
- Đặt mẫu: Đặt mẫu hoặc bộ phận cần đo lên bàn làm việc của máy đo quang học. Đảm bảo mẫu đã được cố định an toàn và ổn định trên bàn làm việc.
2.2. Khởi động máy
Để vận hành máy đo quang học đúng cách cần kết nối thiết bị với nguồn điện phù hợp và khởi động thiết bị theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.
2.3. Cấu hình thiết bị đo
- Khởi động phần mềm: Mở phần mềm điều khiển máy đo quang học trên máy tính để tiến hành cài đặt và đọc giá trị đo.
- Thiết lập thang đo: Trên giao diện phần mềm điều khiển, thiết lập các thang đo của máy như độ phân giải, đơn vị đo, và các thông số liên quan để cho ra kết quả chính xác nhất.
2.4. Đặt và lựa chọn các điểm đo
- Thiết lập điểm đo: Sử dụng các núm vặn, phím điều khiển trên các trục của máy đo quang học hoặc điều khiển trên phần mềm để thiết lập các điểm đo trên mẫu vật.
- Điều chỉnh trục: Điều chỉnh các trục di chuyển để đảm bảo các điểm đo được đặt đúng vị trí và theo các hướng cần thiết.
2.5. Tiến hành đo
- Khởi động đo lường: Khi các điểm đo đã được cài đặt chính xác, khởi động thiết bị trên phần mềm đo lường.
- Tự động đo: Vận hành máy đo quang học đơn giản hơn nhờ việc máy sẽ tự động di chuyển đến các điểm cần đo đã được cài đặt sẵn trên phần mềm, tính toán dữ liệu đo và hiển thị số đo kích thước trên phần mềm.
2.6. Xem và phân tích kết quả
- Cập nhật kết quả: Sau khi quá trình đo kết thúc, kết quả đo sẽ được cập nhật trong phần mềm, bao gồm kích thước giữa các điểm đo, hình dạng vật thể hoặc các đặc điểm khác của điểm đo.
- Phân tích: Sử dụng các công cụ so sánh, phân tích trên phần mềm để đánh giá kết quả đo và xác định sai số của mẫu so với sản phẩm gốc.
2.7. Lưu trữ và báo cáo kết quả đo
Phần mềm điều khiển máy đo quang học cho phép lưu trữ kết quả đo và tạo báo cáo cho các phép phân tích kết quả đo, từ đó phân tích các mẫu vật lỗi, không đạt tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất. Điều này giúp cho quá trình vận hành máy đo quang học trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
3. Đơn vị cung cấp máy đo 2D VMM uy tín, chất lượng
YAMAGUCHI là nhà phân phối độc quyền cho các dòng máy đo quang học (VMM) của HEXAGON. Với hơn 13 năm kinh nghiệm, YAMAGUCHI đã cung ứng đa dạng các mẫu máy VMM cho khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Điện – Điện tử, Ô tô xe máy, Hàng không, Gia công cơ khí, Nhựa – Cao su, Viễn thông và Y tế.
Yamaguchi luôn đồng hành cùng khách hàng, cung cấp các giải pháp đo lường cho sản phẩm và tư vấn lựa chọn mô hình, phụ kiện máy phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách vận hành máy đo quang học, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ hotline của Yamaguchi để được tư vấn chi tiết nhất!