Vận hành máy CMM (máy đo tọa độ 3 chiều) đúng cách, hiệu quả

Vận hành máy CMM là chủ đề được nhiều khách hàng quan tâm, bởi vận hành đúng cách sẽ mang đến hiệu quả đo lường tối ưu. Ngược lại, nếu quá trình vận hành được thực hiện sai cách sẽ khiến kết quả đo không chính xác, thậm chí có thể gây hư hỏng cho máy. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu về máy CMM cũng như quy trình vận hành máy CMM sao cho tối ưu nhất!

1. Tìm hiểu chung về máy đo 3D CMM

1.1 Máy đo tọa độ 3 chiều CMM là gì? Vận hành máy CMM

Máy CMM (Coordinate Measuring Machine) là một thiết bị được sử dụng trong lĩnh vực đo lường kỹ thuật để đo các kích thước hình học 3 chiều của các đối tượng, vật mẫu. Máy CMM sử dụng một đầu đo cảm biến để xác định tọa độ x, y, và z của các điểm và tạo ra mô hình 3D chính xác của đối tượng đó.

1.2 Phân loại máy đo CMM

Máy CMM Cầu (Bridge CMM): Đây là loại máy đo 3D CMM phổ biến nhất, với cấp độ chính xác cao.

Vận hành máy CMM (máy đo tọa độ 3 chiều) đúng cách, hiệu quả
Máy đo tọa độ 3 chiều kiểu cầu

Máy CMM Cột (Column CMM): Sử dụng một cột đứng để hỗ trợ đầu đo, thích hợp cho các đối tượng có kích thước lớn.

may-cmm-kieu-cot
Máy CMM kiểu cột

Máy CMM Cầm Tay (Portable CMM): Linh hoạt và có thể di chuyển, thích hợp cho việc đo lường tại chỗ trên các đối tượng lớn hoặc phức tạp.

Vận hành máy CMM (máy đo tọa độ 3 chiều) đúng cách, hiệu quả
Máy CMM điều khiển thủ công

Máy CMM Gantry: Thích hợp cho việc đo lường các đối tượng rất lớn với độ chính xác cao.

Vận hành máy CMM (máy đo tọa độ 3 chiều) đúng cách, hiệu quả
Máy đo 3D CMM cỡ lớn

1.3 Úng dụng của máy đo 3D CMM và vận hành máy CMM

Máy đo 3D CMM được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp sản suất, chế tạo cũng như nghiên cứu bởi khả năng đáp ứng hầu hết các nhu cầu đo lường: Công nghiệp sản xuất ô tô, máy bay, công nghiệp đóng tàu, sản xuất linh kiện điện tử, gia công cơ khí chính xác,… Các ứng dụng đặc trưng máy đem lại:

  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Đảm bảo các sản phẩm đáp ứng các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng.
  • Kỹ thuật thiết kế ngược (Reverse Engineering): Tạo ra mô hình kỹ thuật số của một đối tượng để phân tích hoặc tái sản xuất.
  • Kiểm tra và phân tích hình học: Đánh giá kích thước, hình dạng và độ chính xác của các bộ phận máy.
  • Lập trình CNC và Robot: Sử dụng dữ liệu từ máy CMM để lập trình máy CNC và robot cho các quy trình sản xuất.
  • Nghiên cứu và phát triển: Hỗ trợ trong việc phát triển sản phẩm mới bằng cách cung cấp dữ liệu chính xác về kích thước và hình dạng.

Vận hành máy CMM (máy đo tọa độ 3 chiều) đúng cách, hiệu quả

2. Quy trình vận hành máy CMM

Vận hành máy CMM đúng cách sẽ mang đến hiệu quả đo lường cao, đảm bảo độ chính xác. Quy trình vận hành máy CMM trải qua các giai đoạn như sau:

2.1. Giai đoạn chuẩn bị

  • Kiểm tra máy: Đảm bảo máy đo 3D CMM và các phụ kiện liên quan đều sạch sẽ và trong tình trạng tốt.
  • Lắp đặt đầu đo: Chọn và lắp đặt đầu đo phù hợp với loại đo lường cần thực hiện.
  • Đặt mẫu đo: Đặt mẫu cần đo lường trên bàn máy CMM và cố định nó để tránh di chuyển trong quá trình đo.

2.2. Lập trình và cài đặt

  • Lập trình: Sử dụng phần mềm đi kèm với máy CMM để tạo ra chương trình đo lường dựa trên bản vẽ kỹ thuật hoặc mô hình 3D của mẫu.
  • Phần mềm đo: 2 phần mềm đo được sử dụng phổ biến nhất là PC-DMIS của HEXAGON và Calypso Basic của ZEISS. Với giao diện đơn giản dễ dàng sử dụng cũng như đảm bảo đáp ứng hiệu suất công việc cao.
  • Cài đặt tham số: Thiết lập các thông số đo lường như tốc độ, độ chính xác, và phạm vi đo.

2.3. Tiến hành đo lường

  • Chạy chương trình: Khởi động chương trình đo lường và theo dõi quá trình đo.
  • Thu thập dữ liệu: Máy CMM sẽ tự động thu thập dữ liệu tọa độ của các điểm trên mẫu.

2.4. Phân tích và báo cáo khi vận hành máy CMM

  • Phân tích dữ liệu: Sử dụng phần mềm để phân tích dữ liệu đo được và so sánh với thông số kỹ thuật.
  • Tạo báo cáo: Xuất báo cáo đo lường, bao gồm các biểu đồ, đồ thị, và thông tin chi tiết khác.

Vận hành máy CMM (máy đo tọa độ 3 chiều) đúng cách, hiệu quả

3. Một số lưu ý trong quá trình sử dụng máy đo 3D CMM

Bên cạnh việc thao tác vận hành máy CMM đúng cách, bạn cần lưu ý một số nội dung để tối ưu kết quả cũng quy quy trình đo lường:

  • Môi trường Làm việc: Đảm bảo môi trường xung quanh máy CMM ổn định, không bị rung động và nhiệt độ được kiểm soát.
  • Bảo dưỡng: Thực hiện bảo dưỡng định kỳ để máy hoạt động ổn định và chính xác.
  • Đào tạo người vận hành: Đảm bảo người vận hành được đào tạo đầy đủ và hiểu rõ về máy.
  • Kiểm tra định kỳ: Thực hiện các kiểm tra định kỳ để đảm bảo máy hoạt động chính xác.
  • Cập nhật phiên bản phần mềm: Luôn sử dụng phiên bản phần mềm mới nhất để tận dụng các tính năng và cải tiến mới nhất.

Vận hành máy CMM (máy đo tọa độ 3 chiều) đúng cách, hiệu quả

4. Đơn vị cung cấp máy đo tọa độ 3 chiều uy tín, đảm bảo chất lượng

Công ty Cổ phần Yamaguchi Việt Nam phân phối máy đo tọa độ 3 chiều của các hãng sản xuất uy tín trên thế giới: Hexagon, ZEISS và Accretech - Tokyo Seimitsu với đa dạng dải sản phẩm, đáp ứng tất cả yêu cầu sử dụng của khách hàng. Bên cạnh đó, Yamaguchi cung cấp các giải pháp đo lường chính xác trong lĩnh vực công nghiệp đảm bảo chính hãng, chất lượng, cùng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp.

Một số hình ảnh Yamaguchi bàn giao, lắp đặt máy đo 3D CMM cho khách hàng:

Vận hành máy CMM (máy đo tọa độ 3 chiều) đúng cách, hiệu quả

Vận hành máy CMM (máy đo tọa độ 3 chiều) đúng cách, hiệu quả

Vận hành máy CMM (máy đo tọa độ 3 chiều) đúng cách, hiệu quả

Vận hành máy CMM (máy đo tọa độ 3 chiều) đúng cách, hiệu quả

Nếu cần được tư vấn thêm thông tin về máy CMM cũng như quy trình vận hành máy CMM, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline của Yamaguchi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

5 / 5 (1Bình chọn)

Bài viết liên quan

Tối ưu hóa hiệu quả sản xuất với máy đo CMM Hexagon
Tối ưu hóa hiệu quả sản xuất với máy đo CMM Hexagon
Máy đo CMM Hexagon đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay nhờ tính tiện lợi, hiệu suất cao và khả năng tiết kiệm chi phí. CMM được biết đến là giải pháp đo lường hiệu quả cho nhiều giai đoạn trong quá trình sản xuất, bao gồm: Sản xuất điện tử, sản xuất máy bay và phương tiện giao thông, sản xuất ô tô, sản xuất đường ống. Để biết rõ hơn về máy đo CMM Hexagon, hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu ngay trong bài viết “ Tối ưu hóa hiệu quả sản xuất với máy đo CMM Hexagon ” dưới đây.
Kim đo máy CMM là gì? Những điều cần biết về kim đo máy CMM
Kim đo máy CMM là gì? Những điều cần biết về kim đo máy CMM
Kim đo máy CMM là bộ phận vô cùng quan trọng, giữ vai trò không thể thiếu đối với các loại máy đo 3D CMM dạng đo chạm. Bên cạnh độ chính xác của máy đo thì kim đo cũng là nhân tố quyết định độ tin cậy của phép đo. Lựa chọn kim đo sao cho đúng và phù hợp sẽ giúp cho phép đo chính xác và hiệu quả hơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bảo dưỡng máy CMM: Lưu ý khi hiệu chuẩn máy đo 3D CMM
Bảo dưỡng máy CMM: Lưu ý khi hiệu chuẩn máy đo 3D CMM
Bảo dưỡng máy CMM là cần thiết, bởi CMM là thiết bị chuyên dụng để kiểm tra mức độ sai sót tin cậy thường dùng trong các đơn vị đo kiểm tại các đơn vị sản xuất hoặc phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm trong nhà máy như QA, QC. Vì vậy nên thiết bị này luôn cần được kiểm tra sửa chữa và hiệu chuẩn như các thiết bị đo kiểm khác.
Sửa máy CMM và khắc phục các vấn đề thường gặp của CMM
Sửa máy CMM và khắc phục các vấn đề thường gặp của CMM
Sửa máy CMM  là sửa một loại thiết bị đo lường được sử dụng trong công nghiệp để đo lường độ chính xác của các chi tiết cơ khí, bộ phận hoặc sản phẩm hoàn chỉnh. Máy CMM (Coordinate Measuring Machine) hay còn gọi là máy đo 3D, máy đo tọa độ CMM, máy đo tọa độ 3 chiều được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay bởi sự tiện lợi, hiệu suất đáng kể và khả năng giúp tiết kiệm chi phí.