Kính hiển vi quang học là gì? Cấu tạo, Cách sử dụng

Ngày nay, kính hiển vi quang học được phát triển không chỉ là công cụ quan sát mà còn là một công cụ phân tích mạnh được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc những kiến thức cơ bản về kính hiển vi quang học, giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này.

 

1. Khái quát về kính hiển vi quang học

a. Khái niệm và chức năng?

Kính hiển vi quang học là gì? Kính hiển vi quang học là một dụng cụ sử dụng các nguyên tắc quang học để phóng đại hình ảnh các vật thể cực nhỏ mà mắt người không thể quan sát được. Nhờ đó mà chúng ta có thể trích xuất được thông tin về các cấu trúc vi mô.

kinh-hien-vi-quang-hoc
Hình ảnh kính hiển vi quang học

Ngày nay, thay vì chỉ cho phép người dùng xem hình ảnh trực tiếp bằng mắt thường thông qua thị kính, các nhà sản xuất đã tích hợp thêm CCD camera hoặc phim ảnh quang học để chụp ảnh vật thể khi soi dưới kính hiển vi.
Kính hiển vi quang học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, giáo dục, y học, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra kim cương, đá quý, sửa chữa linh kiện điện tử, sản xuất vi mạch điện tử,…

kinh-hien-vi-quang-hoc
Hình ảnh tế bào sống quan sát dưới kính hiển vi sinh học

b. Các loại kính hiển vi quang học thường thấy

Hiện nay, trên thị trường đã có rất nhiều loại kính hiển vi quang học, đa dạng từ thiết kế rất đơn giản đến phức tạp cao; Độ phân giải và độ tương phản cao hơn. Phân loại kính hiển vi quang học gồm:

  • Kính hiển vi đơn giản: 1 ống kính đơn dùng để phóng đại hình ảnh của mẫu vật, tương tự như kính lúp.
  • Kính hiển vi hợp chất: Bao gồm một loạt các thấu kính để phóng đại hình ảnh mẫu lên độ phân giải cao hơn, thường dùng trong nghiên cứu hiện đại.
  • Kính hiển vi kỹ thuật số: Là kính hiển vi có các thấu kính đơn giản hoặc hợp chất. Loại kính hiển vi này sử dụng máy tính để trực quan hóa hình ảnh mà không cần thị kính để xem mẫu.
  • Kính hiển vi soi nổi: Cung cấp hình ảnh lập thể, phù hợp cho những nghiên cứu cần mổ, phân tích mẫu vật.
  • Kính hiển vi so sánh: Cho phép xem hai mẫu khác nhau cùng lúc, mỗi mẫu trong mỗi mắt.
  • Kính hiển vi đảo ngược (soi ngược): Quan sát mẫu từ bên dưới, thích hợp để kiểm tra các tế bào nuôi cấy tế bào chất lỏng.
  • Một số loại kính hiển vi quang học khác có thể kể đến kính hiển vi phân cực, tương phản pha, kính hiển vi huỳnh quang (epifluorescence) và kính hiển vi đồng tiêu.

 

2. Tìm hiểu cấu tạo chung của kính hiển vi quang học

Các bộ phận của kính hiển vi quang học bao gồm 4 phần chính:

kinh-hien-vi-quang-hoc
Các bộ phận cấu tạo của kính hiển vi quang học

– Hệ thống giá đỡ

Hệ thống giá đỡ trong cấu tạo của kính hiển vi quang học giúp người dùng thao tác, dễ dàng và chủ động hơn. Hệ thống giá đỡ bao gồm:

  • Bệ đỡ: Được thiết kế để đỡ hệ thống làm việc của thiết bị, giúp người sử dụng khi thao tác dễ dàng quan sát các vật mẫu mà không cần phải điều chỉnh nhiều lần.
  • Thân kính: Được cấu tạo dạng cong đối với dòng kính hiển vi sinh học, cấu tạo dạng thẳng đứng đối với kính soi nổi. Tùy theo từng dòng sản phẩm mà thân kính được thiết kế khác nhau, tuy nhiên, bộ phận này được thiết kế cố định và giúp kính được chắc chắn hơn trong quá trình sử dụng.
  • Bàn tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu): Là vị trí đặt vật mẫu. Vị trí này cố định giúp thực hiện theo dõi hình ảnh vật mẫu trở nên dễ dàng.
  • Kẹp tiêu bản: Giúp kẹp giữ mẫu vật hỗ trợ trong việc thao tác chủ động nhất.
kinh-hien-vi-quang-hoc
Kẹp tiêu bản giúp kẹp giữ cố định vật mẫu

– Hệ thống phóng đại

  • Hệ thống phóng đại là một trong các bộ phận có vai trò quan trọng, bao gồm thị kính và vật kính. Khi quan sát, người sử dụng dễ dàng chủ động điều chỉnh phù hợp để có thể thấy vật mẫu rõ ràng nhất.
  • Thị kính: Gồm 2 loại ống đôi và ống đơn (Bản chất là một thấu kính hội tụ với tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật mẫu cần quan sát).
  • Vật kính: Vị trí quay về phía có mẫu vật, có 3 mức độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ với tiêu cự ngắn để quan sát ảnh thật). Trên một số vật kính bạn có thể thấy con số 160. Con số này cho biết chiều dài ống quang học tiêu chuẩn hay độ dài quang học của kính hiển vi là 160mm. Cùng với một giá trị chiều dài, các vật kính của các hãng khác nhau có thể thay thế được cho nhau.
kinh-hien-vi-quang-hoc
Bộ phận vật kính của kính hiển vi quang học

– Hệ thống chiếu sáng

  • Hệ thống chiếu sáng bao gồm: Nguồn sáng, tụ quang, màn chắn kính hiển vi. Hệ thống này giúp bổ trợ cho việc quan sát mẫu vật được dễ dàng, khi quan sát người dùng có thể nhìn thấy vật mẫu được rõ nhất. Nguồn sáng sử dụng có thể là gương hoặc đèn.

– Hệ thống điều chỉnh

  • Hệ thống điều chỉnh kính hiển vi quang học được cấu tạo từ các núm điều chỉnh linh hoạt, giúp phục vụ quá trình quan sát, làm việc với kính được diễn ra thuận tiện.
  • Núm chỉnh tinh gồm ốc vi cấp, vĩ cấp. Núm chỉnh được thiết kế giúp người sử dụng chủ động điều chỉnh khi quan sát bằng kính hiển vi.
  • Núm điều chỉnh tụ quang kính hiển vi lên xuống và núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng hỗ trợ kính làm việc được hiệu quả nhất.
  • Núm điều chỉnh màn chắn sáng cho phép tăng hoặc giảm độ sáng trong khi thao tác.
  • Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải) giúp dễ dàng, chủ động khi tiến hành quan sát.

 

3. Cách sử dụng kính hiển vi quang học

Để việc sử dụng kính hiển vi quang học hiệu quả, điều quan trọng là cần đảm bảo rằng kính hiển vi được thiết lập một cách chính xác. Việc lắp đặt và điều chỉnh thông số của thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả.

kinh-hien-vi-quang-hoc
Cách sử dụng kính hiển vi quang học hiệu quả
  • Đầu tiên, đặt tiêu bản lên, dùng kẹp để giữ tiêu bản, nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100.
  • Chọn vật kính: Tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích sử dụng quan sát để chọn vật kính thích hợp.
  • Điều chỉnh ánh sáng.
  • Điều chỉnh tụ quang: Đối với vật kính x10 cần hạ tụ quang đến tận cùng, vật kính x40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100.
  • Điều chỉnh cỡ màn chắn được tương ứng với vật kính.
  • Hạ vật kính sát vào tiêu bản (lưu ý mắt nhìn tiêu bản).
  • Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp nhằm để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường.
  • Điều chỉnh ốc vi cấp để xem được hình ảnh rõ nét.

 

4. Mua kính hiển vi quang học ở đâu uy tín, chất lượng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kính hiển vi quang học đến từ các thương hiệu khác nhau. Giá kính hiển vi quang học dao động từ khoảng 3 đến 20 triệu đồng hoặc cao hơn tùy theo từng mục đích sử dụng và tính năng cần thiết để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Bạn nên mua kính hiển vi quang học thông qua những nhà phân phối uy tín để đảm bảo chất lượng, đáp ứng được mục tiêu học tập, làm việc hiệu quả nhất.

Đến với Yamaguchi, bạn sẽ được cung cấp nhiều mẫu kính hiển vi quang học với chất lượng tốt với mức giá hợp lý mà bạn có thể tin tưởng. Đồng thời, Yamaguchi cũng là nhà phân phối chính hãng của ZEISS và MEIJI TECHNO. Vì vậy, chúng tôi xin cam kết về chất lượng sản phẩm và cung cấp các dịch vụ bảo hành, sửa chữa các sản phẩm kính hiển vi quang học của thương hiệu.

Trên đây là những thông tin cơ bản về kính hiển vi quang học, hi vọng sẽ giúp bạn trả lời được một số câu hỏi như kính hiển vi quang học là gì, cấu tạo của kính hiển vi quang học và cách sử dụng như thế nào?… Mong bài viết trên đây giúp bạn đọc có thêm thông tin về kính hiển vi. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hãy bình luận phía dưới, hoặc liên hệ cho Yamaguchi nhé.

5 / 5 (2Bình chọn)

Bài viết liên quan

Khám phá tế bào cà chua dưới kính hiển vi có gì thú vị?
Khám phá tế bào cà chua dưới kính hiển vi có gì thú vị?
Khi nhắc đến quả cà chua, chúng ta thường nghĩ đến một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, khi quan sát tế bào cà chua dưới kính hiển vi , bạn sẽ bước vào một thế giới hoàn toàn mới, nơi mỗi tế bào là một phần của sự kỳ diệu trong cấu trúc và chức năng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về cấu trúc tế bào cà chua, cách quan sát chúng dưới kính hiển vi, và ý nghĩa khoa học đằng sau.  
4 hệ thống quan trọng trong cấu tạo của kính hiển vi quang học
4 hệ thống quan trọng trong cấu tạo của kính hiển vi quang học
Kính hiển vi quang học là công cụ quan trọng giúp khám phá những thế giới vi mô mà mắt thường không thể thấy được, từ các tế bào sinh học đến các vi khuẩn nhỏ bé. Để sử dụng thiết bị này hiệu quả, việc hiểu rõ cấu tạo của kính hiển vi quang học là yếu tố then chốt. Mỗi bộ phận trong kính hiển vi, từ hệ thống phóng đại, chiếu sáng đến các bộ phận điều chỉnh, đều có vai trò riêng để tạo ra hình ảnh rõ nét và chi tiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về từng thành phần của kính hiển vi, giúp Qúy khách hàng nắm vững cách hoạt động của thiết bị để tối ưu hóa trải nghiệm quan sát và nghiên cứu.
Sử dụng kính hiển vi huỳnh quang soi ngược hiệu quả
Sử dụng kính hiển vi huỳnh quang soi ngược hiệu quả
Kính hiển vi huỳnh quang soi ngược là một trong những công cụ quan trọng nhất trong các phòng thí nghiệm hiện đại, đặc biệt trong các lĩnh vực sinh học, y học, và nghiên cứu vật liệu. Với khả năng tạo ra hình ảnh chi tiết bằng cách sử dụng hiện tượng huỳnh quang, loại kính hiển vi này cho phép các nhà khoa học và chuyên gia quan sát các tế bào, mô, và vật liệu ở mức độ vi mô với độ chính xác cao. Hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu chi tiết về loại kính này trong bài viết dưới đây!
Nâng cao hiệu quả sản xuất với kính hiển vi kiểm tra lỗi sản phẩm
Nâng cao hiệu quả sản xuất với kính hiển vi kiểm tra lỗi sản phẩm
Trong môi trường sản xuất hiện đại, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố tiên quyết để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và duy trì uy tín của doanh nghiệp. Một trong những công cụ không thể thiếu trong quá trình này là kính hiển vi kiểm tra lỗi sản phẩm . Hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu về kính hiển vi kiểm tra sản phẩm ngay trong bài viết dưới đây!
Các bước sử dụng kính hiển vi giúp quan sát hiệu quả nhất
Các bước sử dụng kính hiển vi giúp quan sát hiệu quả nhất
Các bước sử dụng kính hiển vi gồm? Hướng dẫn các bước sử dụng kính hiển vi quang học đúng cách để quan sát hiệu quả nhất, sử dụng kính hiển vi soi nổi như thế nào?… Trong bài viết hôm nay, Yamaguchi sẽ hướng dẫn bạn các bước sử dụng kính hiển vi soi nổi và các thông tin liên quan về loại kính hiển vi quang học này. Cùng Yamaguchi tìm hiểu ngay nhé!
Ước tính kích thước hạt trong công nghệ đúc bằng kính hiển vi kim tương
Ước tính kích thước hạt trong công nghệ đúc bằng kính hiển vi kim tương
Kích thước hạt trong công nghệ đúc và sự phân bố kích thước hạt có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình thiêu kết của các sản phẩm đúc. Vậy phương pháp nào được sử dụng để ước tính kích thước hạt trong ngành đúc và các thiết bị nào có khả năng phân tích hiệu quả kích thước, tính chất hạt? Mời bạn cùng Yamaguchi Việt Nam tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây!
Lam kính hiển vi là gì? Chức năng và cách sử dụng lam kính
Lam kính hiển vi là gì? Chức năng và cách sử dụng lam kính
Lam kính hiển vi (hay phiến kính) là một trong các dụng cụ và hóa chất cần thiết khi chuẩn bị mẫu mẫu để quan sát bằng kính hiển vi quang học, bao gồm: lam kính (slide) , lamen (coverslip), ống nhỏ giọt hoặc pipet và hóa chất, các chất nhuộm. Vậy cụ thể lam kính hiển vi là gì? Chức năng của lam kính, làm sao để sử dụng lam kính hiển vi đúng cách và hiệu quả? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết hôm nay của Yamaguchi để tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về lam kính hiển vi nhé.
Kính hiển vi soi NST cho phân tích Karyotype, Metaphase và FISH
Kính hiển vi soi NST cho phân tích Karyotype, Metaphase và FISH
Kính hiển vi soi nhiễm sắc thể là một thiết bị quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu di truyền và sinh học phân tử. Với khả năng quan sát chi tiết các cấu trúc tế bào, kính hiển vi giúp chúng ta khám phá và hiểu về nhiễm sắc thể, các vấn đề di truyền và bất thường liên quan. Trong bài viết này, hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu về các phương quan sát, phát hiện nhiễm sắc thể bất thường dưới kính hiển vi.