So sánh phần mềm PC-DMIS và METUS - Đâu là lựa chọn phù hợp? 

Trong bối cảnh ngành công nghiệp ngày càng đòi hỏi độ chính xác cao và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, việc lựa chọn phần mềm đo lường phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành mà còn quyết định đến độ tin cậy của kết quả đo. Trong số các phần mềm đo lường hiện nay, Metus và PC-DMIS là hai cái tên nổi bật. Vậy, đâu là điểm khác biệt giữa hai phần mềm này và phần mềm nào phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp? Hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu ngay trong bài viết "So sánh phần mềm PC-DMIS và Metus - Đâu là lựa chọn phù hợp?" dưới đây.

1. Giới thiệu tổng quan về phần mềm PC-DMIS và METUS

Trong lĩnh vực đo lường công nghiệp, việc lựa chọn phần mềm đo phù hợp ảnh hưởng lớn đến năng suất và độ chính xác kiểm tra chất lượng. Dưới đây là so sánh phần mềm PC-DMIS và METUS – hai giải pháp đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay.

1.1. Phần mềm PC-DMIS

Phần mềm PC-DMIS là giải pháp đo lường toàn diện do tập đoàn Hexagon (Thụy Điển) phát triển. Đây là phần mềm được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống máy đo tọa độ CMM, máy đo quang học, máy laser và thiết bị đo không tiếp xúc 3D.

Phần mềm máy đo 3D CMM PC-DMIS Premium

Tính năng nổi bật:

  • Hỗ trợ lập trình đo theo mô hình CAD 3D.
  • Giao diện thân thiện, dễ tiếp cận với người dùng mới.
  • Tích hợp nhiều thiết bị ngoại vi: tay dò, robot, camera,...
  • Xuất báo cáo chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn ISO/GD&T.
  • Ứng dụng mạnh trong ngành cơ khí, ô tô, hàng không, khuôn mẫu.

1.2. Phần mềm Metus

Phần mềm Metus là giải pháp chuyên dụng dành cho máy đo 2D và máy đo hình ảnh Vision, thường được dùng với các hệ thống như VIEWMAX E, OPTIV, hoặc các máy tích hợp camera công nghiệp. Đây là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp cần đo nhanh, đo biên dạng, hoặc đo tự động trên dây chuyền sản xuất.

Phần mềm Metus dành cho máy đo 2D VMM

Tính năng nổi bật:

  • Tối ưu cho các hệ thống phần mềm dành cho máy đo 2D
  • Giao diện đơn giản, học nhanh, hỗ trợ người mới.
  • Hỗ trợ chụp ảnh – đo – xuất kết quả hoàn toàn tự động.
  • Tích hợp tốt với camera công nghiệp, phù hợp nhà máy quy mô vừa.
  • Phổ biến trong lĩnh vực điện tử, nhựa, dập kim loại.

 2. So sánh phần mềm PC-DMIS và METUS

Dưới đây là bảng so sánh phần mềm PC-DMIS và METUS dựa trên các tiêu chí quan trọng:

Tiêu chí 

PC-DMIS 

Metus 

Nhà phát triển 

Hexagon (Thuỵ Điển) 

Hexagon (Thuỵ Điển) 

Loại máy hỗ trợ 

CMM, máy đo 3D, máy laser, máy quang học 

Máy đo hình ảnh (Vision), hệ thống đo 2D, camera đo 

Giao diện CAD 3D 

Có, hỗ trợ mô hình CAD trực tiếp 

Không hỗ trợ trực tiếp CAD 3D 

Khả năng đo tự động 

Cao, hỗ trợ lập trình đo tự động toàn bộ quy trình 

Rất cao, đo tự động từng khung hình với camera 

Ứng dụng chính 

Cơ khí chính xác, hàng không, ô tô, khuôn mẫu 

Điện tử, nhựa, dập kim loại, kiểm tra vi mạch 

Tích hợp thiết bị ngoại vi 

Rộng (tay dò, robotpalletcamera...) 

Giới hạn trong hệ thống máy có hỗ trợ Metus 

Mức độ phổ biến tại Việt Nam 

Rộng rãi trong nhà máy lớn (ô tô, FDI) 

Phổ biến ở nhà máy Nhật, Hàn, Trung Quốc quy mô vừa 

Học và vận hành 

Cần thời gian làm quen, có khóa đào tạo riêng 

Học nhanh, thao tác đơn giản, hướng dẫn bằng video 

 

3. Nên chọn phần mềm nào phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp?

Việc so sánh phần mềm PC-DMIS và METUS không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ tính năng mà còn xác định đâu là lựa chọn tối ưu về chi phí, nhân lực và thời gian triển khai.

3.1. Chọn PC‑DMIS nếu:

  • Cần đo 3D phức tạp, nhập CAD, chỉnh sửa GD&T nâng cao.
  • Sử dụng CMM, tay dò, robot, đa dạng cảm biến.
  • Muốn lập trình offline và kiểm soát quỹ đạo, va chạm trước khi đo.
  • Áp dụng trong các ngành như cơ khí chính xác, hàng không, ô tô, khuôn mẫu.

3.2. Chọn Metus nếu:

  • Ứng dụng máy đo 2D / máy đo Vision, yêu cầu tốc độ và đơn giản.
  • Dùng để kiểm tra đo tấm, linh kiện nhỏ, bản mạch.
  • Không cần CAD 3D, GD&T quá phức tạp, nhưng cần kết quả nhanh và dễ triển khai.

4. Đơn vi cung cấp và đào tạo phần PC-DMIS & METUS

Kỹ thuật Yamaguchi hướng dẫn sử dụng phần mềm cho KH

Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Công nghiệp Yamaguchi là đại diện chính thức phân phối, hỗ trợ và đào tạo cả hai phần mềm: 

  • Hỗ trợ cài đặt, đào tạo chuyên sâu tại nhà máy. 
  • Dịch vụ sau bán hàng chuyên nghiệp, tiếng Việt 100%. 
  • Tài liệu hướng dẫn dễ hiểu, cập nhật liên tục. 

Yamaguchi cung cấp các chương trình hướng dẫn sử dụng phần mềm PC-DMIS và Metus theo từng cấp độ: cơ bản – nâng cao – theo yêu cầu khách hàng. Đội ngũ kỹ sư của Yamaguchi có kinh nghiệm thực tế từ hơn 500 nhà máy trên toàn quốc. 

Qua so sánh phần mềm PC-DMIS và METUS, có thể thấy rằng mỗi phần mềm đều mang đến những lợi thế riêng biệt tùy theo mục đích sử dụng và loại thiết bị đo. Phần mềm PC-DMIS vượt trội khi xử lý các yêu cầu đo 3D phức tạp, lập trình trên mô hình CAD và tích hợp với hệ thống CMM tự động. Trong khi đó, phần mềm Metus lại là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp cần đo nhanh, chính xác với máy đo 2D, đặc biệt là trong ngành điện tử, nhựa và bản mạch.

Nếu Quý khách vẫn còn phân vân giữa phần mềm PC-DMIS và Metus, đừng ngần ngại liên hệ Công ty Cổ phần Công nghiệp Yamaguchi Việt Nam – đơn vị đào tạo và phân phối chính thức cả hai phần mềm – để được tư vấn chuyên sâu, trải nghiệm demo thực tế và hỗ trợ triển khai trực tiếp tại nhà máy.
📞 Hotline kỹ thuật: 0981 729 948
🌐 Website: yamaguchi.vn

 

0 / 5 (0Bình chọn)

Bài viết liên quan

Những lỗi thường gặp trên máy quang phổ và cách khắc phục
Những lỗi thường gặp trên máy quang phổ và cách khắc phục
Trong môi trường phòng thí nghiệm, máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) đóng vai trò then chốt trong việc phân tích mẫu. Bất kỳ sự cố nào khiến thiết bị dừng hoạt động đều gây ra hậu quả nghiêm trọng: trì hoãn tiến độ giao hàng, tăng chi phí phân tích, thậm chí có thể làm gián đoạn toàn bộ dây chuyền sản xuất. Dưới đây là tổng hợp những lỗi thường gặp trên máy quang phổ , đặc biệt trên các dòng GBC AAS như XplorAA, Avanta, SensAA, SavantAA, GF-3000… kèm theo giải pháp sửa lỗi nhanh chóng từ dịch vụ “3 Tốc Độ” của Yamaguchi Industrial – giúp giảm tới 80% thời gian ngừng thiết bị.  
5 lỗi thường gặp và cách sửa lỗi phần mềm máy đo 2D hiệu quả
5 lỗi thường gặp và cách sửa lỗi phần mềm máy đo 2D hiệu quả
Trong hệ thống máy đo 2D (Video Measurement Machine), phần mềm điều khiển đóng vai trò trung tâm, đảm nhận các chức năng từ thu nhận hình ảnh, xử lý tọa độ, đến phân tích kết quả đo và xuất dữ liệu. Khi phần mềm gặp lỗi – như không khởi động được, không nhận tín hiệu camera, sai lệch kết quả đo hoặc mất license – toàn bộ quy trình đo lường sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác và hiệu suất vận hành. Do đó, việc sửa lỗi phần mềm máy đo 2D cần được thực hiện kịp thời và đúng kỹ thuật để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, duy trì độ tin cậy trong môi trường sản xuất yêu cầu cao.
Sửa máy đo 2D: Những lỗi thường gặp và cách khắc phục
Sửa máy đo 2D: Những lỗi thường gặp và cách khắc phục
Máy đo 2D là thiết bị quan trọng trong các ngành công nghiệp yêu cầu độ chính xác cao như cơ khí, điện tử và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, máy có thể gặp lỗi ảnh hưởng đến độ chính xác và hiệu suất đo lường. Từ lỗi phần mềm, sai số đo đến vấn đề về camera hay hệ thống cơ khí, việc sửa máy đo 2D định kỳ là giải pháp tối ưu để duy trì hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Hãy cùng Yamaguchi tìm hiểu những lỗi thường gặp và cách khắc phục để đảm bảo máy đo 2D luôn vận hành chính xác!
Sửa máy CMM và khắc phục các vấn đề thường gặp của CMM
Sửa máy CMM và khắc phục các vấn đề thường gặp của CMM
Sửa máy CMM  là sửa một loại thiết bị đo lường được sử dụng trong công nghiệp để đo lường độ chính xác của các chi tiết cơ khí, bộ phận hoặc sản phẩm hoàn chỉnh. Máy CMM (Coordinate Measuring Machine) hay còn gọi là máy đo 3D, máy đo tọa độ CMM, máy đo tọa độ 3 chiều được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay bởi sự tiện lợi, hiệu suất đáng kể và khả năng giúp tiết kiệm chi phí.
Sửa chữa kính hiển vi: Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
Sửa chữa kính hiển vi: Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
Sửa chữa kính hiển vi điều cần thiết khi thiết bị của bạn gặp lỗi bởi đó là điều không thể tránh khỏi khi sử dụng và vận hành kính. Trong quá trình sử dụng kính hiển vi, không thể tránh khỏi một số lỗi cơ bản như vật kính bị mờ, đèn chập chờn,… Vậy những lỗi này nguyên nhân do đâu và khắc phục như thế nào? Cùng Yamaguchi tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay nhé!