1. HS code là gì?
HS Code (viết tắt của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa) là mã số mã hóa cho loại hàng hóa nhất định. HS Code giúp xác định tên gọi, tính chất, cấu tạo, công dụng và một số thuộc tính khác của hàng hóa.
Hệ thống HS code bao gồm các thành phần:
- Quy tắc tổng quát để tìm mã HS tương ứng với hàng hóa đó.
- Các chú giải bắt buộc với từng nhóm hàng và phân nhóm hàng.
- Danh mục các nhóm hàng (4 số) và phân nhóm hàng (6 số).
Trong hoạt động ngoại thương, HS Code còn được áp dụng trong việc xây dựng biểu thuế cho các loại hàng hóa xuất nhập khẩu, phân loại hàng hóa, thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu và phục vụ cho công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của nhà nước trong lĩnh vực thương mại. Bên cạnh đó, HS Code còn giúp cho doanh nghiệp tra cứu thuế và xem các chính sách, thủ tục hải quan áp dụng cho loại hàng hóa đó một cách nhanh chóng, thuận tiện.
2. HS Code dầu chống gỉ
HS Code dầu chống gỉ là mã số mã hóa loại hàng hóa dầu chống gỉ nhằm xác định tên gọi, tính chất, công dụng và giúp việc quản lý, tra cứu chính sách, thủ tục liên quan đến hàng hóa đó trở nên thuận tiện. Một số HS Code tương ứng với các loại dầu chống gỉ như sau:
Mã HS 38119010: Chế phẩm chống gỉ hoặc chống ăn mòn. Đây là loại chất phụ gia đã điều chế, được sử dụng cho dầu khoáng (kể cả xăng) hoặc cho các loại chất lỏng dùng như dầu khoáng. Chúng có tác dụng ngăn chặn sự ăn mòn và gỉ sét trong các hệ thống máy móc, thiết bị và các ứng dụng khác. Ngoài ra, mã HS này còn áp dụng cho các chế phẩm chống kích nổ, chất ức chế quá trình oxy hóa, chất chống dính, chất làm tăng độ nhớt và các chất phụ gia khác.
Mã HS 34039919 đề cập đến các chế phẩm bôi trơn (kể cả các chế phẩm dầu cắt, các chế phẩm dùng cho việc tháo bu lông hoặc đai ốc, các chế phẩm chống gỉ hoặc chống mài mòn và các chế phẩm dùng cho việc tách khuôn đúc), có thành phần cơ bản là dầu bôi trơn, và các chế phẩm dùng để xử lý bằng dầu hoặc mỡ cho các vật liệu dệt, da thuộc, da lông hoặc các vật liệu khác. Chúng có thành phần cơ bản chứa dưới 70% trọng lượng là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ khoáng bi-tum.
Mã HS 27101900 đề cập đến dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu thô. Các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó. Ngoài ra, mã HS này còn áp dụng cho dầu thải (SEN).
3. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến dầu chống gỉ
Bên cạnh HS Code dầu chống gỉ thì chính bản thân dầu chống gỉ cũng là chủ đề được nhiều khách hàng quan tâm. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về dầu chống gỉ.
3.1 Dầu chống gỉ là gì?
Dầu chống gỉ là một loại dầu công nghiệp sản xuất từ dầu gốc và các chất phụ gia, được sử dụng để tạo lớp màng bảo vệ bề mặt kim loại khỏi sự ăn mòn và quá trình oxi hóa.
3.2 Các loại dầu chống gỉ phổ biến?
Dựa trên khả năng bảo vệ kim loại khỏi rỉ sét, dầu chống gỉ công nghiệp được phân chia thành 2 loại chính:
- Dầu chống gỉ dài hạn: Loại dầu này có khả năng chống ăn mòn cho kim loại trong dài hạn, thường là khoảng 12 tháng hoặc lâu hơn. Chúng thường được ứng dụng trong các ngành công nghiệp nặng như sản xuất ô tô, máy bay, tàu thủy,... và các yêu cầu chống rỉ sét trong thời gian dài để đảm bảo tuổi thọ của thiết bị, máy móc.
- Dầu chống gỉ tạm thời: Có tác dụng bảo vệ ngắn hạn cho kim loại, thường trong khoảng 1-3 tháng. Loại dầu này được sử dụng nhiều nhất trong ngành gia công cơ khí và bảo trì thiết bị.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào trong ngành gia công cơ khí cũng sử dụng dầu chống gỉ dài hạn và không phải bộ phận nào của tàu thủy cũng sử dụng dầu chống gỉ ngắn hạn. Chính vì vậy, việc lựa chọn loại dầu sẽ phụ thuộc vào từng yêu cầu ứng dụng cụ thể. Nếu quý khách hàng gặp khó khăn trong việc chọn mua dầu chống gỉ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình, hãy liên hệ tới hotline của Yamaguchi để được tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí.
3.3 Làm thế nào để sử dụng dầu chống gỉ hiệu quả?
Một lưu ý quan trọng là cần làm sạch về mặt chi tiết, bộ phận kim loại trước khi sử dụng dầu chống gỉ. Quá trình làm sạch có thể trải qua các giai đoạn: tẩy gỉ, tẩy rửa, rửa với nước sạch. Sau khi làm sạch, dầu chống rỉ có thể được sử dụng bằng cách quét, phun lên chi tiết hoặc nhúng chi tiết vào dầu, sau đó để ráo tự nhiên, không sấy khô.
3.4 Dầu chống gỉ được sử dụng trong lĩnh vực nào?
Dầu chống gỉ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là trong hệ thống máy móc, thiết bị công nghiệp, bộ phận, chi tiết kim loại,...
Trên đây là những thông tin về dầu chống gỉ và HS Code dầu chống gỉ, hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu cần thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng hãy liên hệ ngày tới hotline của Yamaguchi để được hỗ trợ tận tình!